xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năm 2009, xây cầu Chợ Gạo

Hoàng Hùng - Minh Sơn

Tỉnh Tiền Giang đang khởi động dự án làm đường tránh kênh Chợ Gạo bằng cách mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi xuyên qua huyện Tân Phước (Tiền Giang), Thạnh Hóa (Long An) ra sông Vàm Cỏ Tây về TPHCM

Đến chiều 21-5, tình trạng ách tắc giao thông trên tuyến kênh Chợ Gạo vẫn còn tiếp diễn, nhưng ít nghiêm trọng nhờ sự nỗ lực kiểm soát phương tiện ở hai đầu kênh của các cơ quan chức năng địa phương.

Thiệt hại quá lớn

Ông Nguyễn Văn Dũng, thuyền trưởng một sà lan vận chuyển gạo, cho biết theo hợp đồng với chủ hàng, ông phải vận chuyển trong ba ngày về TPHCM giao hàng, nhưng hơn hai ngày qua, chiếc sà lan của ông vẫn còn loay hoay ở chân cầu Chợ Gạo. Sà lan của ông chỉ thoát ra khỏi khu vực ùn tắc này vào chiều qua. Dù bị kẹt, nhưng sà lan phải nổ máy liên tục để hãm đà trôi của phương tiện, mỗi giờ tiêu hao ít nhất 15 lít dầu. Như vậy, trong hai ngày, chỉ một sà lan nằm chờ qua cầu Chợ Gạo phải tiêu thêm khoảng 8 triệu đồng tiền dầu. Đó là chưa kể chi phí khác. Theo ông Trần Đỗ Liêm, Chủ nhiệm HTX Vận chuyển đường sông Rạch Gầm (Tiền Giang), chỉ trong một ngày kẹt tàu ở khu vực này, đoàn sà lan của HTX tăng thêm chi phí đến 500 triệu đồng. Trong khi đó, hiện tại, mỗi ngày có từ 2.000 đến 3.000, thậm chí có lúc lên đến 5.000 - 7.000 phương tiện qua lại kênh Chợ Gạo. Như vậy, chỉ riêng thiệt hại xăng dầu đã là quá lớn.

Ngoài ra, nhiều chủ phương tiện cho biết nếu tình trạng kẹt tàu kéo dài, trái cây mà họ vận chuyển về TPHCM sẽ bị hư và phải bồi thường cho chủ hàng. Hàng chục chủ phương tiện khác thì than vắn thở dài nào là chủ hàng hối thúc, đòi bồi thường thiệt hại nếu không vận chuyển đúng thời gian theo hợp đồng.

Trung tá Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng CSGT Đường thủy Công an Tiền Giang, nói: “Thiệt hại lớn nhất trong những ngày qua là những sà lan vận chuyển gạo với trọng tải lớn. Vì họ không chỉ bị phạt do trễ hợp đồng mà còn bị phạt vì chất lượng gạo giảm sút”.

Kẹt tàu 4 - 5 ngày là bình thường

Theo trung tá Hùng, đây không phải là lần đầu xảy ra ách tắc giao thông trên kênh Chợ Gạo. Từ năm 2003, tuyến kênh này đã quá tải, thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông. Gần đây, cứ mỗi tháng xảy ra hai lần kẹt tàu vào những ngày nước ròng, mỗi lần kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Nguyên nhân do các phương tiện vận tải lớn chờ khi nước lớn mới tập trung đi qua kênh Chợ Gạo vì nếu đi lúc nước kém, phương tiện của họ dễ bị mắc cạn. Do khoang thông thuyền cầu Chợ Gạo hẹp nên các phương tiện phải xếp hàng qua từng chiếc một, khi phương tiện chưa qua hết mà nước kênh đã rút cạn họ buộc phải neo lại chờ. Những phương tiện đi từ đầu vàm Kỳ Hôn chưa qua cầu Chợ Gạo được sẽ dễ bị mắc cạn. Hễ một chiếc sà lan có trọng tải từ 500 tấn trở lên bị mắc cạn là ách tắc giao thông cả tuyến. Giải pháp căn cơ là phải nạo vét luồng lạch, kè đá hai bờ kênh và xây dựng cầu mới bắc qua kênh Chợ Gạo có khoang thông thuyền rộng thay cho cầu hiện hữu. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cần có một tuyến tránh kênh Chợ Gạo mới có thể khắc chế ùn tắc giao thông đường thủy về lâu dài. Trước đây, những phương tiện có trọng tải từ 200 tấn trở xuống đều đi tắt qua kênh Rạch Chanh để về TPHCM, nay không đi được vì vướng phải con đập ngăn mặn. Những việc này vượt ngoài khả năng của tỉnh nhà mà cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Tuyến kênh Chợ Gạo, đập Rạch Chanh đều do Trung ương quản lý, muốn cải tạo, nâng cấp đều phải do bộ, ngành có liên quan quyết định.

Những năm qua, UBND tỉnh Tiền Giang đã nhiều lần gửi công văn báo cáo Bộ GTVT về tình trạng sạt lở, ách tắc giao thông kênh Chợ Gạo, nguyên nhân chính là do khoang thông thuyền cầu Chợ Gạo quá hẹp. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở GTVT Tiền Giang, cho biết UBND tỉnh Tiền Giang đã kiến nghị Cục Đường sông Việt Nam cho nạo vét hai khoang thông thuyền gần bờ và gia cố chân cầu Chợ Gạo cho các phương tiện nhỏ lưu thông để giảm bớt áp lực là phải qua khoang thông thuyền chính như hiện nay.

Ông Hùng cho biết thêm, Bộ GTVT vừa chấp thuận xây cầu Chợ Gạo mới. Dự kiến công trình sẽ khởi công vào năm 2009.

Đề nghị thành lập đội cứu hộ đường thủy

Được biết, tỉnh Tiền Giang đang khởi động dự án làm đường tránh kênh Chợ Gạo bằng cách mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi xuyên qua huyện Tân Phước (Tiền Giang), Thạnh Hóa (Long An) ra sông Vàm Cỏ Tây về TPHCM qua con đường tắt là kênh Thủ Đoàn (Thủ Thừa-Long An). Dự án này cũng phải do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Trước mắt, trung tá Nguyễn Văn Hùng đề nghị tỉnh nên thành lập đội cứu hộ đường thủy, đội này được trang bị đầy đủ phương tiện cứu hộ khi tai nạn xảy ra trên kênh Chợ Gạo và những tuyến sông khác. Còn hiện nay, khi có sự cố chìm tàu như vừa qua, Phòng CSGT Đường thủy đều bị động trong việc thuê mướn phương tiện trục vớt, thợ lặn cứu người, vớt hàng hóa, giải phóng tuyến kênh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo