xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng cao chất lượng nguồn lao động

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Đó là định hướng ưu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng về phát triển nguồn nhân lực của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 6, diễn ra tại Hà Nội ngày 6-9

Với chủ đề “Tăng cường chất lượng việc làm và kết nối con người thông qua phát triển nguồn nhân lực”, hội nghị tập trung thảo luận 3 chủ đề: Hỗ trợ tăng trưởng đồng đều và bền vững nhằm giải quyết các khía cạnh của quá trình toàn cầu hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng; thúc đẩy chuyển dịch lao động và phát triển kỹ năng.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa để các nền kinh tế APEC tiếp tục phát triển bền vững, là động lực tăng trưởng của thế giới. Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn đã đặt ra nhiều thách thức cho mỗi thành viên như phục hồi tăng trưởng còn chậm, thiếu vững chắc; thất nghiệp còn cao; mất cân bằng về cung - cầu lao động có tay nghề cao...

Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ đây là những vấn đề cần phải được giải quyết cả ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu. Với vai trò và vị trí quan trọng của mình, APEC cần tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm - nhất là trong phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích sự năng động, sáng tạo và tăng cường kết nối con người...

Bàn luận tại hội nghị, các bộ trưởng đã thống nhất rằng một trong những định hướng ưu tiên của APEC là nâng cao chất lượng nguồn lao động, kết nối để dịch chuyển nguồn nhân lực. Bởi lẽ, dù mức độ phát triển các nền kinh tế APEC rất khác nhau song vấn đề chung mà khu vực phải đối mặt là nguồn lao động đa số ở trình độ trung bình và thấp.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng đã bàn bạc về việc tạo nhiều chính sách để bảo vệ người lao động tốt hơn. Đặc biệt, với các lao động di cư, cần tạo mọi điều kiện để họ kiếm được việc làm tốt và hòa nhập cộng đồng. Chẳng hạn, với biện pháp công nhận tiêu chuẩn đào tạo lao động giữa các quốc gia thành viên APEC, khi di chuyển giữa nước này sang nước khác, bằng đào tạo nghề vẫn được chấp nhận. Việc chấp nhận các chứng chỉ đào tạo lao động giữa các quốc gia sẽ góp phần đáp ứng thiếu hụt lao động ở các nước có dân số già - một vấn đề mà nhiều nền kinh tế thành viên APEC đang phải đối mặt.

Hội nghị đã ra Tuyên bố chung gồm 24 điểm và Kế hoạch hành động cho giai đoạn 2015-2018. Các nền kinh tế APEC sẽ dựa vào đây để triển khai các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thời gian tới.

Một trong những nội dung được nhấn mạnh trong Tuyên bố chung là việc tăng cường chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với các chương trình đào tạo và nâng cao tay nghề. Do đó, bên lề hội nghị đã diễn ra Triển lãm Giáo dục và Đào tạo nghề của các nền kinh tế thành viên APEC trong 2 ngày 5 và 6-9. Ngoài các nước thành viên APEC, triển lãm còn có sự hiện diện của nhiều quốc gia đối tác chiến lược của Việt Nam ngoài diễn đàn này như Thụy Điển, Ý, Anh… 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo