xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên công khai quan điểm của ĐBQH trên website

Phạm Dương thực hiện

Cách đăng ký phát biểu tại Quốc hội hiện nay không tạo nhiều cơ hội tranh biện cho các đại biểu. Cần lập website để công khai quan điểm của họ nhằm giúp tranh biện tốt, từ đó mới có quyết định “sáng”

* Phóng viên: Tham gia Quốc hội (QH) đã một nhiệm kỳ rưỡi, có khi nào ông băn khoăn, cân nhắc khi bấm nút biểu quyết một vấn đề hệ trọng nào đó được cử tri rất quan tâm?


img

- Đại biểu QH Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ điều quan trọng trong hoạt động của QH là “lobby” - chữ mà người ta hay dùng. Nó không chỉ hiểu theo nghĩa vận động hành lang mà là thuyết phục lẫn nhau ngay giữa các đại biểu (ĐB) QH với nhau. Cũng có rất nhiều vấn đề mà tôi không hiểu biết hết, nhất là các dự án luật chuyên sâu nên phải biết lắng nghe những người hiểu biết hơn mình về chuyên môn hoặc thực tiễn, để tìm lấy quan điểm mà mình cho là thuyết phục nhất. Tôi cho rằng nếu làm tốt việc tranh luận tại QH sẽ giúp cho việc ấn nút tự tin hơn.


* Tại kỳ họp này, nhiều ĐBQH đã yêu cầu Chính phủ làm rõ vấn đề này, vấn đề kia... Phải chăng việc cung cấp thông tin cho ĐBQH vẫn chưa đầy đủ?


- Tôi nghĩ ở đây có hai mặt. Thứ nhất, các cơ quan phải cung cấp thông tin đầy đủ cho ĐBQH và nói thỏa mãn thì không biết thế nào là thỏa mãn tối đa. Chẳng hạn trong vấn đề bauxite Tây Nguyên vừa qua, phải sau khi QH khai mạc 2 ngày mới có văn bản gửi đến và như vậy các ĐBQH có bao nhiêu thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu? Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu rất thuận lợi. Vì thế, bên cạnh việc được cung cấp thông tin, các ĐBQH cũng phải tự tìm hiểu thông tin, nhất là đối với các vấn đề hệ trọng còn có nhiều ý kiến khác nhau.


* Thưa ông, trên thực tế khi phát biểu công khai trên nghị trường, thường thì số đông theo một luồng quan điểm nào đó nhưng kết quả bỏ phiếu lại cho đa số theo hướng ngược lại?


- Thực hiện đúng chức năng khi thảo luận, các ĐB có thể bày tỏ hết ý kiến của mình nhưng lúc bấm nút thông qua có khi lại lựa chọn theo ý thức tổ chức của ĐB.


* Ông nhìn nhận như thế nào về không khí tranh luận, nhất là đối với các vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, trên nghị trường?


- Cuộc họp nào cũng khuyến khích các ĐBQH tranh biện với nhau để làm sáng tỏ hơn vấn đề tranh luận nhưng cách đăng ký phát biểu hiện nay khó có thể tranh biện. Mỗi ĐB phát biểu xong, dù có ý kiến mình không đồng tình nhưng phải chờ một vòng rồi mới tới lượt phát biểu tiếp và thường không có đủ thời gian để thảo luận. Thế nên, tranh biện mới thể hiện vụn vặt, như người phát biểu sau nói không đồng ý với người phát biểu trước và người phát biểu trước ít cơ hội tranh biện trở lại.


* Nếu cử tri không biết ĐB mình bầu ra có quyết định như thế nào về vấn đề mình quan tâm thì điều đó có làm giảm đi trách nhiệm của ĐB đối với người bỏ phiếu cho mình?


- Đương nhiên. Điều quan trọng hơn khiến cử tri băn khoăn không biết người mà mình bầu ra có ủng hộ lợi ích của mình, của đa số hay không. Nhưng có thực tế khác là hiện có ít thông tin để cử tri giám sát ĐB mình bầu ra vì trực quan thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình cũng còn hạn chế. Cái đó cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng và niềm tin của cử tri khi bầu ra ĐB của mình.


* Chúng ta có cơ chế công khai quan điểm và ý kiến của ĐBQH, ví dụ như có trang web nêu rõ ý kiến của từng ĐB cụ thể hay không?


- Rất nên làm và hoàn toàn có thể làm được, vì như thế sẽ tăng trách nhiệm của ĐB với cử tri. Lẽ ra điều này nên làm từ lâu rồi.

Tuần này, Quốc hội bàn đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục


Hôm nay, 1-6, QH bắt đầu tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 5 bằng thảo luận dự án Luật Sở hữu trí tuệ, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế. QH cũng sẽ thảo luận dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Luật Cơ yếu, Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Viễn thông; Luật Tần số vô tuyến điện...

Đáng lưu ý, trong tuần làm việc thứ 3,

QH sẽ nghe Chính phủ báo cáo kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền VN - Trung Quốc, góp ý dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010; đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014.

T.An

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo