xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngồi phòng lạnh làm sao thấy được nỗi khổ của công nhân!

VĂN DUẨN thực hiện

Trả lời Báo Người Lao Động ngay sau khi phiên họp về tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 sáng 25-8 kết thúc thất bại, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính nhấn mạnh như vậy

Phóng viên: Ba tuần lễ qua, hàng chục triệu lao động cả nước rất nóng lòng chờ kết quả của phiên họp hôm nay. Thế nhưng mọi việc lại kết thúc trong thất bại. Theo ông, vì sao lại như vậy?

- Ông Mai Đức Chính: Phiên họp lần này thất bại theo tôi do đại diện người lao động (NLĐ) là Tổng LĐLĐ Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) không tìm được tiếng nói chung về mức đề xuất tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2016. Phía VCCI vẫn chỉ đề nghị tăng 10%, trong khi Tổng LĐLĐ Việt Nam kiên quyết giữ mức đề xuất tăng là 16,8% - tức là tăng từ 350.000-550.000 đồng.

 

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính

 

Trong phiên họp lần này, đại diện VCCI viện dẫn nhiều lý do như sức chịu đựng của doanh nghiệp (DN), lợi ích quốc gia... Điều đó có thuyết phục?

- Tôi nghĩ nói như vậy là cường điệu. Khi đề xuất tăng lương, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thực hiện các cuộc khảo sát toàn diện và khoa học, trong đó có tính đến khả năng chi trả của DN. Thực tế hiện rất nhiều DN đã trả cho NLĐ mức lương từ 4,4 triệu đồng ở Hà Nội; còn ở TP HCM khoảng 4,9 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc cao hơn. Như vậy khả năng DN chấp nhận mức tăng như đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam là hợp lý. Hơn nữa, theo đánh giá, kinh tế đã khởi sắc, thế thì không có lý do gì năm 2016 lại tăng thấp hơn năm 2015.

Thực tế hiện nay, LTT chỉ đáp ứng 60% đến 70% mức sống tối thiểu; trong khi lộ trình tăng lương của Chính phủ thì đến năm 2017, LTT phải bảo đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ. Điều gì sẽ xảy ra nếu mức đề xuất tăng 16,8% của Tổng LĐLĐ Việt Nam không được chấp thuận?

 

Công nhân đang sống dưới mức tối thiểu bởi thu nhập quá thấp trong khi vật giá ngày càng leo thang  Ảnh: MAI CHI
Công nhân đang sống dưới mức tối thiểu bởi thu nhập quá thấp trong khi vật giá ngày càng leo thang Ảnh: MAI CHI

 

- Năm 2015, chúng ta đã một lần lỡ hẹn với NLĐ khi mức LTT không bảo đảm đời sống tối thiểu theo Nghị quyết của Đảng. Khi đó chúng ta giải thích với NLĐ là do kinh tế khó khăn nên phải kéo giãn lộ trình tăng LTT đến năm 2017. Để đạt được điều này, nhất thiết năm 2016 phải tăng ít nhất 16,8% để đến năm 2017, một tỉ lệ tăng tương đương sẽ bảo đảm LTT đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho NLĐ. Là cơ quan ban hành chính sách liên quan đến hàng chục triệu lao động, chúng ta không thể nay nói vầy, mai nói khác.

Ý kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc đề nghị Hội đồng Tiền lương quốc gia phải làm việc với Tổng cục Thuế và BHXH xem thực tế tiền lương DN đang đóng BHXH cho NLĐ; đồng thời phải đi xuống các khu nhà trọ để thấy tận mắt đời sống công nhân (CN) là rất hay nhưng liệu có được thực hiện?

- Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị như vậy là để các thành viên của hội đồng có cái nhìn khách quan, toàn diện, đầy đủ hơn chứ cứ nói chung chung là tăng lương sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả và tăng chi phí của DN là rất khó. Về đời sống CN, không cần đi đâu xa mà ở ngay KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội, CN ăn ở rất khổ cực, thậm chí có người phải sửa lại chuồng heo để làm phòng ở tạm thời; có người phải gạt nước mắt gửi đứa con còn đỏ hỏn về quê cho ông bà vì không kham nổi tiền gửi con hơn 2 triệu đồng/tháng. CN khổ đủ rồi. Chúng ta làm chính sách mà ngồi ở trong phòng máy lạnh thì sẽ không bao giờ thấy được cái khổ của CN đâu!

 

Chị Lê Thu Hà, CN Công ty Freetrend Việt Nam (KCX Linh Trung):

Mong nhà nước thực hiện lời hứa!

Chúng tôi được nghe nói từ rất lâu rằng LTT phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Nhưng thực tế cuộc sống của chúng tôi vẫn dưới mức tối thiểu, thậm chí cách mức sống tối thiểu khá xa. Hết năm này qua năm khác, chúng tôi muốn nhà nước thực hiện lời hứa của mình để chúng tôi được biết mức sống tối thiểu là thế nào nhưng cứ mong chờ rồi thất vọng. Và lần này với mức đề xuất 10% của VCCI thì không còn gì để nói nữa!

Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Mai Đức Chính là đề nghị các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đi xuống các khu nhà trọ của CN để thấy tình hình thực tế như thế nào, để xem chúng tôi có thực sống khổ không hay chỉ giả vờ sống khổ?

Anh Nguyễn Thành Vũ, CN Công ty Dinsen (quận Bình Tân, TP HCM):

Ở đâu cũng khổ

Từ Nam Định vào TP HCM làm CN từ năm 17 tuổi, năm nay tôi đã ngoài 30 nhưng ngoài chiếc xe máy để đi làm hằng ngày, tôi chẳng có gì. Khi bắt đầu làm CN, tôi có rất nhiều hoài bão và từng đặt mục tiêu là phải mua đất, xây nhà, lấy vợ rồi đưa cha mẹ ở quê vào ở cùng. Thế nhưng thực tế không như tôi nghĩ, đi làm CN lương không đủ nuôi thân nói chi đến những mục tiêu lớn lao kia. Tôi cũng đã thử đổi chỗ làm nhiều lần mong cải thiện thu nhập nhưng đi đâu rồi cũng vậy, CN ở đâu cũng khổ.

Do đó, từ khi nhà nước định ra mức LTT và điều chỉnh mức tăng hằng năm, tôi rất mừng, cứ nghĩ là sắp thoát nghèo. Thế nhưng, sau nhiều lần tăng, cuộc sống của tôi chẳng thay đổi gì. Nếu năm tới mức tăng chỉ 10% thì chẳng giúp ích được gì cho đời sống của CN.

Mai Chi ghi

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo