xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người nghèo còn nặng gánh lo bệnh tật

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Luật Bảo hiểm Y tế đã từng bước đi vào cuộc sống, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều bất cập khiến quyền lợi của người tham gia bị ảnh hưởng, nhất là người nghèo

Ngày 6-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều nội dung bất cập đã được đề nghị sửa đổi.

Người nghèo đóng tiền cho người giàu

Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), năm 2010, có 52 triệu người tham gia BHYT (chiếm 60% dân số) và ước tính hết năm 2012 sẽ có gần 60 triệu người tham gia. Tuy nhiên, bà Hương cũng thẳng thắn nhìn nhận tỉ lệ người tham gia BHYT hiện chưa đầy đủ, việc tuân thủ luật pháp chưa cao. Hiện vẫn còn hơn 6 triệu lao động trong các doanh nghiệp và 74% người cận nghèo chưa tham gia BHYT. Thậm chí, ngay cả đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định đều phải được cấp thẻ BHYT nhưng hiện cả nước vẫn còn hàng ngàn trẻ chưa được cấp thẻ.
img
Với bệnh nhân nghèo, cùng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh vẫn là một gánh nặng lớn

Còn ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho rằng người có thẻ BHYT vẫn phải tự chi trả khá nhiều từ tiền túi (trên 40%) cho các chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi được hưởng. Bên cạnh đó là tình trạng người dân vùng khó khăn chỉ được đi khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, chỉ được chi trả khoảng vài trăm ngàn đồng/lần. Còn ở TP, số chi lên tới vài trăm triệu đồng/lần. Đây là lý do dẫn đến việc vùng nghèo “trợ cấp” cho vùng giàu. “Tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ chiếm 3,4% tổng lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhưng lại chiếm 21,5% tổng chi phí BHYT bỏ ra, trong khi tuyến huyện chiếm 42% số lượt khám nhưng chi phí chỉ chiếm 27,5%. Như vậy, chỗ nghèo cần thì lại khám ít hoặc dịch vụ thiếu thốn, chỗ giàu lại tiêu tốn nhiều nên khó kêu gọi được nhóm tự nguyện tham gia BHYT”-
ông Thảo dẫn chứng.

Đề nghị bỏ cùng chi trả 5%

Nhiều ý kiến đề nghị bãi bỏ hoặc xem xét quy định cùng chi trả. Việc quy định cùng chi trả chi phí không có giới hạn mức trần thanh toán đã tác động đến khả năng chi trả của người bệnh, nhất là người mắc bệnh nặng, có chi phí lớn (ung thư, phẫu thuật can thiệp tim mạch, ghép tạng, chạy thận nhân tạo…). Theo bà Tống Thị Song Hương, kinh nghiệm của nhiều nước khi áp dụng cùng chi trả như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều chia thành nhiều mức độ và có giới hạn cùng chi trả tối đa cho mỗi đợt điều trị hay trong khoảng thời gian một năm để giảm phần tự chi trả trực tiếp từ tiền túi của mỗi cá nhân, tránh rơi vào “bẫy nghèo” do chi phí y tế quá lớn.

BS Bùi Đình Long, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An, cho rằng nên bỏ quy định cùng chi trả 5% với người nghèo. “Nhiều khi cả tập hồ sơ bệnh án chỉ thu được vài chục ngàn đồng từ người bệnh nhưng do thủ tục rườm rà, bệnh nhân phải chờ thanh toán xong mới được nhận thuốc và làm các thủ tục khác” - ông Long nói. Cũng theo ông Long, năm 2011, tại Nghệ An, kết dư quỹ của nhóm người nghèo chiếm khoảng 40%-50% tổng kết dư quỹ, trong khi đó không ít người nghèo rất chật vật với khoản 5% cùng chi trả.

Cùng quan điểm, ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu (Hòa Bình), cho biết theo nghiên cứu của Bộ Y tế, tỉ lệ người nghèo bị bệnh không điều trị chiếm 40%, trong đó nguyên nhân khó khăn về tài chính chiếm khoảng 53%. Người nghèo khám BHYT cũng chỉ 2,9 lượt/năm, còn người khá giả là 4,7 lượt/năm. Gần 60% hộ nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh. Như vậy, 5% đồng chi trả viện phí của người nghèo vẫn là quá cao so với thu nhập của họ, nhất là những ca bệnh nặng, điều trị lâu dài. Ông Cường kiến nghị Luật BHYT sửa đổi nên miễn, giảm hoàn toàn cho nhóm đối tượng này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng chất lượng khám chữa bệnh BHYT chưa đáp ứng nhu cầu, người bệnh phải chờ lâu, thủ tục rườm rà, quá tải bệnh viện, thái độ giao tiếp của nhân viên y tế… là những nguyên nhân người dân ngại tham gia BHYT.


 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo