xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ mất 50 tỉ đồng trợ giá

Bài và ảnh: HẢI PHONG

Chưa ký hợp đồng 3 bên nhưng HTX Vận tải Thành Long vẫn cho 156 xe đưa rước học sinh hoạt động khiến xã viên thiệt hại gần 50 tỉ đồng

Không chỉ bức xúc chuyện mua tài khi vào HTX, nhiều xã viên ở TP HCM còn đang mất ăn mất ngủ vì không biết đơn vị nào sẽ trả tiền trợ giá cho họ.

img
Gần 40.000 học sinh ngoại thành TP HCM có thể không được xe buýt đưa rước đến trường.
Trong ảnh: Xe đưa rước học sinh Trường THCS Tân Xuân, huyện Hóc Môn

Chạy xe "chùa" 7 tháng

Xã viên Trần Quang Ðạo, có 2 xe đưa rước học sinh của Trường THCS Thái Văn Lung (quận Thủ Ðức), kể: Sau khi mua tài, từ ngày 15-8-2012, ông đưa xe vào hoạt động nhưng chạy hoài vẫn không thấy liên danh HTX Vận tải Thành Long - Công ty Vận tải TM-DV Phước Ðạt (gọi tắt là liên danh Thành Long - Phước Ðạt) trả tiền trợ giá.

Khi ông Ðạo hỏi thì ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm HTX Vận tải Thành Long, bảo cứ chờ, khi nào có sẽ trả. Ông Ðạo và nhiều xã viên phải vay tiền ngân hàng, người thân để trả lương, tiền dầu để tiếp tục hoạt động. Xe nhỏ mỗi tháng tốn 15-18 triệu đồng, còn xe lớn phải hơn 20 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương có xe đưa rước học sinh của Trường Tiểu học Bùi Văn Ngữ (huyện Hóc Môn) cũng bức xúc: "Nếu liên danh không trả tiền trợ giá thì chúng tôi phải ngừng hoạt động vì cầm cự hết nổi".

Trong văn bản trả lời của Trung tâm Quản lý và Ðiều hành Vận tải hành khách công cộng, từ ngày 15-3-2013, liên danh Thành Long - Phước Ðạt mới đủ điều kiện tham gia đưa rước học sinh theo Quyết định 334/QÐ-TT của trung tâm. Do đó, việc trợ giá đưa rước học sinh chỉ thực hiện sau khi hợp đồng giữa trung tâm với liên danh Thành Long - Phước Ðạt và các trường được ký kết. Ðiều này có nghĩa là từ ngày 15-3-2013 trở về tháng 8-2012, trung tâm sẽ không có trách nhiệm thanh toán 50 tỉ đồng tiền trợ giá như ước tính của liên danh Thành Long - Phước Ðạt.

Ông Nguyễn Văn Phước thừa nhận đã sơ suất khi cho các xã viên chạy xe trước khi ký hợp đồng 3 bên. Theo ông, do các trường yêu cầu đưa xe vào hoạt động ngay từ đầu năm học để bảo đảm việc đi lại của học sinh nên liên danh và các trường đã có văn bản gửi trung tâm. Người của trung tâm đã 2 lần xuống kiểm tra cơ sở vật chất và yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Ðến ngày 15-8-2012, nhiều xe bắt đầu hoạt động, ông Ðạt đã báo "đang xin chủ trương" nhưng xã viên vẫn chạy thí điểm. Trong tháng 12-2012, liên danh hoàn tất việc gửi hồ sơ đến trung tâm và được thông báo hồ sơ đầy đủ. Ðến ngày 4-2-2013, Thành Long - Phước Ðạt nhận được công văn của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM thống nhất đề nghị của trung tâm cho phép liên danh này được tham gia đưa rước học sinh. Tuy nhiên, đến ngày 15-3, liên danh mới nhận được quyết định của trung tâm về việc phê duyệt đội xe đưa rước.

"Trong thời gian chạy thí điểm, trung tâm và Sở GTVT không có văn bản chấp thuận hay yêu cầu ngưng nên tôi ỷ y là họ đồng ý, không lên hỏi" - ông Ðạt giải thích. Hậu quả là 156 xe chạy "chùa" 7 tháng trời có nguy cơ không được hưởng 100% trợ giá từ ngân sách.

Nhà trường, phụ huynh lo sốt vó

Nếu không nhận được tiền trợ giá, gần 40.000 học sinh ở ngoại thành sẽ không có xe đưa rước khi hàng loạt xã viên đang tính phương án dừng hoạt động để bán xe trả nợ.

Bốn xã viên đưa rước học sinh cho Trường Tiểu học Bùi Văn Ngữ đã gửi đơn đến hiệu trưởng trường xin tạm ngưng hoạt động từ ngày 4-9. Thầy Cao Minh Hải Bằng, hiệu trưởng nhà trường, lo rằng phụ huynh sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có xe đưa rước bởi mỗi ngày, 4 xe này chở hơn 500 lượt học sinh, chủ yếu các em nhà xa.

Cùng tâm trạng, phụ huynh Nguyễn Thị Thanh cho biết chị phải xin nghỉ làm 2 ngày để đưa đón con đi học vì nhà cách trường 3 km. "Chưa biết sắp tới, tôi phải làm sao bởi xin nghỉ nhiều thì công ty sẽ cắt lương" - chị lo lắng.

Thầy Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Khương (huyện Hóc Môn), nơi có 3 xe đưa rước học sinh, cho biết phụ huynh rất ủng hộ xe đưa rước bởi chạy đúng giờ lại an toàn. Trước đó, do khó khăn, nhà xe đã ngưng chạy vài ngày, giờ chạy lại nhưng họ nói có thể sẽ ngừng hoạt động.

Tại Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Hóc Môn), do nằm khá xa trung tâm huyện, đường đi lại nguy hiểm, nhờ 4 xe 50 chỗ mỗi ngày đưa rước gần 1.000 lượt học sinh nên nhà trường và phụ huynh rất an tâm. "Nhà xe thông báo sẽ chạy hết học kỳ I rồi ngưng khiến chúng tôi chưa biết xoay xở thế nào" - thầy Văn Ðức Lo, hiệu trưởng nhà trường, băn khoăn.

Ðau đầu vì GPS chập chờn

Theo nhiều xã viên, họ đang chờ từng ngày để nhận số tiền trợ giá từ ngày 15-3 đến 25-5 mà Trung tâm Quản lý và Ðiều hành Vận tải hành khách công cộng TP HCM công nhận chuyến. Thế nhưng, trung tâm thông báo chỉ công nhận trả trợ giá 2,5 tỉ đồng cho 752 chuyến vì không nhận được tín hiệu định vị từ GPS, trong khi theo liên danh Thành Long - Phước Ðạt thì con số này phải hơn 11 tỉ đồng.

Chiều 4-9, Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM Dương Hồng Thanh cho biết trung tâm sẽ làm việc với phòng GD-ÐT các quận, huyện và các trường nhằm xác định số lượng chuyến xe đưa rước để thanh toán mức trợ giá theo đúng quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo