xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhân vật “Thủy hử”: Giải oan cho Phan Kim Liên, Võ Đại Lang

Thiên Tường

Do ảnh hưởng quá sâu rộng của “Thủy hử truyện”, nhiều nhân vật trong “Thủy hử” ngày càng khác xa với “bản lai diện mục”. Bên cạnh những nhân vật hư cấu, một số nhân vật có thật trong lịch sử đã bị làm sai lệch khiến cả gia tộc bị hàm oan suốt mấy trăm năm

Qua ngòi bút của Thi Nại Am trong “Thủy hử truyện” và sau đó là Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh trong “Kim Bình Mai”, Phan Kim Liên trở thành biểu tượng của hạng phụ nữ dâm loàn, vì theo Tây Môn Khánh mà giết chồng, cuối cùng bị em chồng là Võ Tòng báo thù, lãnh cái chết oan nghiệt. Còn Võ Đại Lang được miêu tả là anh chàng bán bánh hấp, kiểu nửa người nửa ngợm, xấu xí ngây ngô, cao không đầy 5 thước (1,3 m), cuối cùng bị vợ ép uống độc dược chết tức tưởi...

Trai tài, gái sắc

Kiểu “định dạng” trên đã khiến cho đôi vợ chồng Võ Đại Lang - Phan Kim Liên gánh chịu “nỗi oan thiên cổ”. Trong lịch sử Trung Hoa, ở vùng huyện Thanh Hà đúng là có nhân vật Võ Đại Lang, Phan Kim Liên nhưng họ sống vào đời Minh chứ không phải đời Tống và cuộc đời hoàn toàn khác xa những gì mô tả trong “Thủy hử”.

Hậu duệ dòng họ Phan tại Từ đường của Võ Đại Lang Ảnh: TƯ LIỆU
Hậu duệ dòng họ Phan tại Từ đường của Võ Đại Lang Ảnh: TƯ LIỆU

Võ Đại Lang tên thật là Võ Thực, sống vào thời Vĩnh Lạc triều Minh, người thôn Võ Gia Na (xưa gọi là Khổng Tống Trang), huyện Thanh Hà, tỉnh Sơn Đông (nay thuộc tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc), cách huyện thành Thanh Hà 3 km. Võ Đại Lang xuất thân cơ hàn nhưng thông minh hơn người, thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Huyện lệnh Dương Cốc, hàm thất phẩm, công chính liêm minh, rất được dân chúng mến mộ.

Còn Phan Kim Liên là thiên kim tiểu thư, con của quan tri châu Hàm Đan, người xinh đẹp nết na, khéo léo, nhà ở Phan Gia Trang (sau đổi là Hoàng Kim Trang), huyện Thanh Hà, chỉ cách thôn Võ Gia Na 1,5 km. Thương Võ Thực là người nghèo mà có chí nên Phan Kim Liên hết lòng giúp đỡ. Sau 2 người nên nghĩa vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau, có 4 con trai truyền thế đến nay. Không phải như “Thủy hử” viết là con mồ côi ở nhà phú hộ, bị phú hộ gạ gẫm song Kim Liên nhất định không nghe, toan đi mách với bà chủ. Lão phú hộ tức giận, bèn đem Kim Liên gả cho con người xấu xí là Võ Đại Lang mà không lấy một đồng.

Được vua Càn Long quan tâm

Từ đường của Võ Đại Lang tại thôn Võ Gia Na là một tòa kiến trúc cổ, có tên là Võ Đại Từ, bên trong có mộ của ông. Mùa đông năm 1992, gia tộc họ Võ khai quật mộ này để xây mới. Mộ huyệt có kết cấu như hình giếng, quan tài treo bằng gỗ nam mộc rất quý, không có đồ tùy táng. Đặc biệt, căn cứ vào xương cẳng chân trong huyệt mộ, có thể thấy rằng Võ Đại Lang là người cao lớn, khoảng 1,78 m trở lên chứ không phải “tam thốn đinh xác thụ bì”, tủn hoẳn như “Thủy hử” viết.

Nếu Võ Đại Lang là người bán bánh thì chắc hẳn quan tài không thể làm bằng gỗ nam mộc. Tấm mộ chí minh trong mộ đã giúp khám phá thêm nhiều điều về nhân vật này: “Võ công húy Thực, tự là Điền Lĩnh, người thôn Võ Gia Na, huyện Thanh Hà, triều Minh. Công sớm mồ côi cha, cùng mẹ nương tựa, miếng ăn cái mặc rất khó khăn. Song từ nhỏ thông minh, giỏi văn chuộng võ, cực thích thi, thư. Trung niên đỗ tiến sĩ, quan đến thất phẩm, hưng lợi trừ tệ, liêm chính công minh, hơn vạn dân trong vùng tôn kính… Sau mất tại nhiệm sở”.

Lý do mà Võ Thực chuyển từ huyện Thanh Hà sang huyện Dương Cốc là để làm quan chứ không phải như “Thủy hử” viết: “Từ khi Võ Đại Lang lấy được Kim Liên về thì bọn nhàn đãng chơi bời ở quanh đấy cứ hằng ngày đến nhà để chế giễu làm cho Võ Đại Lang tức bực muôn phần. Còn Kim Liên thấy hình dạng Võ Đại Lang quá xấu xí, người không ra người thì cũng đem lòng khinh dễ, mà ngày ngày phóng túng tự do. Thỉnh thoảng, mấy đứa tụi du đãng lại vơ vẩn đến cửa mà nói rằng: “Miếng thịt dê rơi vào miệng chó”, làm cho Võ Đại Lang càng tức bực nên dọn nhà đi nơi khác. Khi tới huyện Dương Cốc, thuê một gian nhà, 2 vợ chồng cùng ở, rồi mỗi ngày Võ Đại Lang làm bánh hấp mang ra phố bán để kiếm ăn”.

Trong khu từ đường của Võ Đại Lang còn một tấm bia khắc từ đời Càn Long thứ 16 (1751). Lúc ấy, hoàng đế Càn Long xuống Giang Nam lần thứ hai, đi qua vùng này nghe nói Võ Thực có mộ mà không bia mới ra khẩu dụ lập bia trước mộ và trồng 200 cây tùng bách xung quanh. Đáng tiếc là tất cả cổ thụ quanh mộ đã bị phá sạch vào thời “cách mạng văn hóa”.

Kỳ tới: Con cháu Thi Nại Am “trả nợ”

Thi Nại Am bị phụ nữ họ Phan hãm hại?

Thi Nại Am không thể ngờ rằng từ khi “Thủy hử truyện” lưu truyền thiên hạ, không chỉ khiến thanh danh của Võ Đại Lang và Phan Kim Liên bị hủy báng mà còn làm cho hậu duệ của họ gặp bất hạnh: Mấy trăm năm qua, họ Võ và họ Phan ở huyện Thanh Hà không thông hôn với nhau. Tuy vậy, con cháu của 2 người vẫn nối tiếp nhau và đã trải qua 25 đời, chứ không phải như “Thủy hử” “bắt” họ chết sớm và đoạn tử tuyệt tôn.

Trong “Thủy hử” có 2 phụ nữ họ Phan là Phan Kim Liên và Phan Xảo Vân (vợ Dương Hùng) đều thuộc hạng dâm phụ và đều chết không toàn thây. Nhiều học giả đặt câu hỏi rằng: Phải chăng Thi Nại Am muốn báo thù dòng họ Phan, hay đã từng bị phụ nữ họ Phan hãm hại?

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo