xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhân viên điện lực chặt phá cao su

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Ông Nguyễn Phương (46 tuổi; ngụ buôn H’Ngô A, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) vừa phản ánh với Báo Người Lao Động về việc nhân viên điện lực lén lút chặt phá cây cao su trên đất rẫy của gia đình.

Ông Phương cho biết ngày 11-12, ông vào thăm rẫy thì phát hiện 23 cây cao su của gia đình trồng từ năm 2011 bị chặt phá. Ông lân la hỏi người dân và biết được thông tin chiều tối 8-12, có 2 nhân viên Điện lực huyện Krông Bông vào chặt cây cao su của gia đình mình. Sáng 12-12, ông Phương làm đơn trình báo gửi Công an xã Hòa Phong. “Tuy nhiên, trong khi vụ việc chưa được giải quyết thì ngày 15-12, nhân viên điện lực cùng một công an viên đến gặp tôi. Nhân điện lực nói tôi lấn chiếm hành lang điện lưới, 23 cây cao su này có khả năng chạm đường dây điện 220 KV nên họ chặt bỏ” - ông Phương kể.

23 cây cao su của gia đình ông Nguyễn Phương bị nhân viên điện lực chặt phá
23 cây cao su của gia đình ông Nguyễn Phương bị nhân viên điện lực chặt phá

Theo ông Phương, giải thích trên là không thể chấp nhận vì ông canh tác từ năm 1994, đến năm 2011 bắt đầu trồng cây cao su và được cấp sổ đỏ năm 2012. Cũng vào năm 2012, Điện lực Krông Bông kéo điện chạy ngang qua rẫy của ông nhưng đến nay chưa có bất kỳ cơ quan chức năng nào ra quyết định thu hồi phần diện tích đất nằm trong hành lang lưới điện cũng như bồi thường theo quy định. “Chưa kể công chăm sóc suốt bao năm qua, gia đình tôi đã bị thiệt hại ước tính khoảng 40 triệu đồng. Rõ ràng đây là hành vi hủy hoại tài sản của công dân nên tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra, xử lý” - ông Phương bức xúc.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng Công an xã Hòa Phong, xác nhận có việc nhân viên Điện lực Krông Bông chặt cây cao su của gia đình ông Phương, đồng thời khẳng định việc làm này không đúng quy trình. Trong khi đó, ông Ngô Văn Lập, Giám đốc Điện lực Krông Bông, cho rằng đường dây cao áp được kéo trước khi người dân trồng cây cao su. Việc ông Phương trồng cây cao su dưới đường dây là vi phạm hành lang an toàn điện lưới. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi diện tích này đã được thu hồi, đền bù chưa mà khẳng định người dân lấn chiếm hành lang an toàn lưới điện thì ông Lập không trả lời.

Theo luật sư Tạ Quang Tòng, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, nếu người dân canh tác trước khi đường dây điện chạy qua mà điện lực không thực hiện các thủ tục thu hồi, đền bù thì không được tùy tiện chặt phá. Việc nhân viên điện lực cố tình chặt bỏ cây cao su của người dân, nếu xác định có giá trị trên 2 triệu đồng thì có dấu hiệu hủy hoại tài sản. Người dân có quyền yêu cầu cơ quan công an khởi tố vụ án để điều tra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo