xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật ký 21 giờ: Game online thật sự là một thứ ma tuý

Thiên Kim (Tổng hợp)

(NLĐO)- Nhật ký của ông P.M.K “Ai cứu được con tôi?” đã kết thúc. Rất nhiều bạn đọc chia sẻ, đồng cảm và kể cả góp ý rất thẳng thắn cho tác giả quyển nhật ký. Nhưng tựu trung lại vẫn là “bắt mạch” sự thay đổi đến chóng mặt của cậu con trai út ông K, từ 1 đứa trẻ ngoan hiền trở nên nghiện game và ngỗ ngược.

img
Ảnh minh họa
 
Con trai ông K không phải là cá biệt

Tôi có một người cháu ruột kêu tôi bằng cậu, nổi tiếng chăm ngoan học giỏi. Cháu thi đỗ đầu vào 2 trường đại học. Hai năm đầu, cháu có điểm trung bình nhất nhì lớp, được lĩnh học bổng, cả gia đình rất phấn khởi mừng thầm cho cháu.
 
Vậy mà từ năm thứ 3 trở đi cháu bỏ học lúc nào không biết, khi biết ra thì cháu đã bỏ học gần 1 năm. Lúc đó gia đình giận dữ và buồn lắm, nhưng cũng động viên cháu dể cháu tiếp tục học. Qua nhiều lần khuyên nhủ cháu cũng đồng ý và hứa rất nhiều.
 
Nhưng thế rồi 3 năm sau nhà trường thông báo đuổi học thì mới té ngửa ra là cháu vẫn cứ mê game online và cứ bỏ học thường xuyên... (Nguyen minh tuan)
 
Hồi khoảng năm 2003 hay 2004, đọc báo thấy nói về game MU, tôi tò mò lên mạng tìm xem nó là gì, thế là đâm đầu vào luôn.
 
Lúc đó tôi đã đi làm mấy năm rồi, vậy mà mê nó đến mức đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến chuyện mở máy tính lên để luyện cho nhân vật mau lên cấp, nhân vật mạnh hơn.
 
Một thời gian sau, nhân dịp đi công tác nước ngoài 1 tháng tôi mới bỏ hẳn được nó. Sau đó 1, 2 năm lại thấy nhớ nhớ, mò lên chơi game khác.
 
Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra sự lãng phí, mệt mỏi mà nó đem lại cho đời sống của mình, nên đã sớm dứt được sau 1 tháng chơi lại. Bây giờ nghĩ lại, thấy mình rất may mắn. Game online thật sự là 1 thứ ma tuý .
(Hoàng Văn Thái)
 
Hoàn cảnh gia đình tôi cũng gần giống như anh K, hai đứa con lớn của tôi đều học hành giỏi giang nhưng thằng Út thì không như vậy. Nó chưa đến nỗi như con anh K. nhưng cũng mê game hơn mê học, lỳ, khó bảo.Tôi đang lo quá, sợ rồi nó sẽ như con của anh K. Mong rằng đừng có game online nữa thì các bậc phụ huynh cũng như xã hội đỡ khổ hơn.(Trương Tám)
 
Anh K thân mến ! Đã mấy đêm rồi tôi vẫn đợi tới 21 giờ để được đọc những dòng tâm sự của anh. Tôi đã hiểu thấu hoàn cảnh của anh ngay từ lần đăng tin thứ nhất. Tôi có hoàn cảnh khá giống anh nhưng tôi may mắn hơn anh là tôi vừa thoát ra được cái "cục nợ". Nếu kể ra đây thì không thể nói hết được, tôi chỉ mong anh ngay từ bây giờ hãy thay đổi hoàn toàn cách cư xử với con. Hãy coi con mình như một người bạn , để rồi hai người đàn ông ngồi lại với nhau ... Bước đầu hơi khó khăn một chút nhưng tôi hi vọng anh sẽ làm được (Nguyễn Thành Tân)
 
Tôi cũng có con đang độ tuổi đến trường. Tôi và ông xã tôi định mở một tiệm net để kiếm thêm thu nhập (chúng tôi đều là giáo viên) nhưng rồi không làm đều nhận thấy rằng đây là một dịch vụ góp phần làm xấu thêm xã hội và hủy hoại giới trẻ. Tất nhiên, nhiều tiệm net đều kinh doanh vì lợi nhuận, đừng trông chờ lòng từ bi từ họ mà cần có giải pháp nào đó, sân chơi nào đó cho giới trẻ. Tôi thấy giới trẻ học thì nặng nề, chỗ chơi, giải trí thì không có, nghiện game gần như là một điều khó tránh nếu các em sa vào (Nguyễn Thị Lý)
 
img
Có phải trẻ nào chơi game nhiều cũng hư hỏng?

Nó “bệnh” hay cha mẹ quan tâm không đúng cách?
 
Anh K thân mến! Cái tuổi 14-15 của các cháu là ranh giới giữa người lớn và con nít. Cái sai lầm của người lớn là luôn coi các cháu là con nít. Vợ chồng phải lo mưu sinh nên thiếu sự quan tâm đúng mức đến con trẻ. Từ đó cháu sinh ra mặc cảm, tự ti... và hư hỏng (Nguyễn Thành Tân)
 
Cuộc sống hiện giờ nhiều phụ huynh không chú ý nhiều đến các em, đôi khi chúng ta bỏ qua những lời nói của chúng khiến các em cảm thấy mình không có tiếng nói trong gia đình vì lý do đơn giản - chúng ta là người lớn. Để giải tỏa thì các em sẽ tìm đến game.
 
Tôi có quen 1 người bạn cho con chơi game từ hồi nó mới 5 tuổi nhưng giờ nó học giỏi, ngoan, chơi có giờ giấc vì khi chơi thì anh ấy chơi cùng con, chỉ con hành vi nào xấu, không đúng. Tóm lại đừng bỏ mặc con cái trong thời buổi thông tin tràn lan và nên lắng nghe, chú ý hơn về tâm sự của tuổi mới lớn.(Vô Danh)
 
img
Sinh hoạt tập thể với những bạn bè đồng trang lứa có thể giúp trẻ cai nghiện game
 
Rất thông cảm với gia đình ông P.M.K, tôi cũng đã ở vào trong trường hợp như gia đình ông. Con trai lớn của tôi năm học lớp 8 cũng vì game online mà bỏ học, bỏ nhà đi mấy đêm không về. Chúng tôi cũng rất lo lắng và thi nhau đi tìm, hỏi bạn bè thì tụi nó giấu không cho biết, còn bao che cho tiền ăn cơm, đêm nào tôi cũng đi tìm con đến 1, 2 giờ sáng.
 
Ngày con trở về, vợ chồng tôi không dám la rầy gì cháu, chỉ bảo con nghỉ đi mẹ đã xin phép nhà trường cho con nghỉ học mấy bữa, mai con khỏe thì đi học lại nhé. Rất nhẹ nhàng, rồi từ từ cháu cũng nhận ra và đến nay cháu vừa tốt nghiệp PTTH, thi đậu CĐ. Bây giờ mỗi khi muốn đi chơi internet (vì tôi đã ngắt mạng ở nhà từ lâu) cháu đều xin phép và chỉ đi trong vòng 1 giờ là về.

Tôi nghĩ có thể cháu hư do trong quá trình chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, lại bị bạn bè xấu rủ rê nên mới có thái độ như vậy. Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng đừng la rầy, đừng tỏ thái độ lo lắng thái quá rồi từ từ các cháu sẽ nhận ra thôi. Vì gia đình đã có truyền thống học tốt, quan tâm thương yêu lẫn nhau thì không lý gì mà con không nhận ra là cha mẹ yêu con nhất trên đời. (hát hát)
 
Đọc nhật ký của ông K tôi biết đã lâu không có ai tâm sự với đứa con nên nó mới có hành động như vậy. Việc nó phản ứng như vậy là nó đang giấu giếm điều gì đó. Giấu giếm mà không ai biết là giấu chuyện gì chứng tỏ là thiếu quan tâm hoặc là biết mà không đề cập ở đây. Phải biết con nó đang gặp vấn đề gì để gỡ chứ.

Còn về cái truyền thống hiếu học thì phải xem lại liệu mình có tạo áp lực cho con cái quá hay không, việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho nó đã ổn hay không. Thường cái tuổi này chưa có định hướng rõ ràng nên không biết học cái gì cộng với áp lực học hành tạo nên tâm lý chán nản.(NVD)
 
  (Còn tiếp)
10% trẻ dưới 5 tuổi đã chơi game
 
Cuộc thăm dò ý kiến về chơi game của giới trẻ trên Báo Người Lao Động Online đã có tổng số 2200 độc giả tham gia. Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ nghiện game đến mức không làm chủ được thời gian chiếm 12%. Tuy nhiên, điều đáng nói là có đến 10% trường hợp trẻ chơi game trên máy tính khi còn dưới 5 tuổi và có đến 38% trẻ chơi game tuổi từ 5 đến 16.
Nhà nước nên quản lý game bạo lực như thế nào? Có 41% cho rằng nhà nước không cấm nhưng phải quản lý thời gian chơi và nội dung của game. 23% cho rằng nhà nước nên cấm hoàn toàn game bạo lực và 36% cho rằng phải cho phát triển game như một ngành công nghiệp.
 
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo