xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều loại phí vô lý, buồn cười

Thế Dũng - Phan Anh

Làm luật phải hết sức thận trọng, rút kinh nghiệm nhiều loại phí vừa qua không phù hợp, tăng gánh nặng cho dân

Sáng 29-5, Quốc hội (QH) đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Phí và lệ phí. Nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị Bộ Tài chính rà loại phí bảo trì đường bộ dành cho xe máy, nếu không phù hợp thực tiễn thì nên bỏ.

Đường dân làm, sao phải đóng phí?

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) kể: “Nhiều người dân than với tôi rằng họ sắm chiếc xe máy chỉ để đi chợ, đón con. Con đường họ đi ngay trong xóm, trong khu phố của mình. Mà đường đó do chính họ và cư dân xung quanh tự cắt đất, bỏ tiền ra làm. Xe họ mua, đường họ làm, sao họ phải đóng phí? Như vậy là quá vô lý!”.

Cùng quan điểm, ĐB Trương Thị Ánh (TP HCM) cho biết ĐB HĐND TP đặt rất nhiều vấn đề xung quanh việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. “Muốn vận hành được xe máy, người dân phải đổ xăng mà khi mua xăng là đã trực tiếp đóng một khoản phí cho nhà nước. Nếu cứ thu thêm một khoản nữa thì sợ rằng đó là tận thu của dân” - BĐ Ánh phân tích.

Ngoài ra, ĐB Ánh cũng nêu thực tế xe máy là phương tiện gắn nhiều với đời sống và mưu sinh của người nghèo. Nhiều khi xe máy chỉ đáng giá mấy triệu đồng mà hằng năm phải đóng phí. Như vậy, cần tính đến sự hợp lý khi thu loại phí này; đồng thời đề nghị Bộ Tài chính rà soát lại các loại phí để khi ban hành phù hợp với thực tế.

ĐB Nguyễn Văn Minh (TP HCM) dẫn chứng có những loại phí không cần phải thu như phí bảo trì đường bộ. Phí này không nhiều nhưng tác động đến cả hoạt động quản lý nhà nước, đến đại bộ phận người dân bởi “đẻ” ra cả một bộ máy hoặc kiêm nhiệm nhân sự. Như vậy, chưa hẳn nhà nước đã có thêm ngân sách mà người dân lại bị thiệt thòi.

Nhiều loại phí và lệ phí quy định không rõ ràng nên cần thu là đi vận động. 10 người hết 9 người đóng thì mình cũng phải đóng. Người dân rất khó chịu. Đề nghị luật phải quy định rõ ràng, thống nhất, tuyệt đối tránh trường hợp vận động” - ông Minh kiến nghị.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (giữa): “Đường dân làm, sao phải đóng phí?” Ảnh: Phan Anh
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (giữa): “Đường dân làm, sao phải đóng phí?” Ảnh: Phan Anh

 

Tránh phí chồng phí

Một băn khoăn khác được nhiều ĐB nêu ra là tình trạng phí chồng phí. ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) bày tỏ có địa phương, xã phí, phường phí, thậm chí là xuất hiện những loại phí rất vô lý. Vì vậy, dự thảo luật cần quy định rõ đối tượng điều chỉnh, thẩm quyền thu phí và lệ phí. Ngoài ra, luật nên làm rõ nguyên tắc cái nào là phí, cái nào là lệ phí, cái nào là xã hội hóa để tránh tình trạng nhập nhằng, lạm dụng để thu.

Còn ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) phản ánh trong dự thảo có nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười, không thể hiểu nổi như lệ phí hoa hồng chữ ký. Để chứng minh thêm cho câu chuyện “phí chồng phí”, ĐB Khanh nói tiếp: “Khi tàu thuyền chạy trên sông thì phải đóng phí luồng lạch; vào cảng lại phải đóng thêm phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú. Nhiều phí quá! Đã nộp phí cập cảng rồi thì nên thôi phí neo đậu vì người ta vào cảng thì phải neo đậu chứ”.

Đánh giá luật này rất quan trọng và nhạy cảm vì đụng đến quyền, nghĩa vụ không chỉ nhà nước, doanh nghiệp mà còn liên quan đến nghĩa vụ của người dân, ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) lưu ý việc làm luật phải hết sức thận trọng, rút kinh nghiệm nhiều loại phí vừa qua không phù hợp, tăng gánh nặng cho dân.

Chia sẻ quan điểm này, ĐB Bùi Thanh Quyến (Hải Dương) nói việc thu phí, lệ phí là đúng nhưng nhà nước cần nghĩ rằng đó chỉ là khoản bù đắp một phần nào thôi, chứ không phải là đóng góp hết.

 

Không nên cào bằng phí ở các địa phương

Theo ĐB Trần Du Lịch (TP HCM), tồn tại lớn nhất của Pháp lệnh Phí và Lệ phí hiện hành là chính quyền địa phương chỉ quyết định mức thu trên danh mục, mức khung theo quy định nhưng thực tế có vùng đô thị, vùng nông thôn. Vì vậy, cần cho địa phương quyết định một số loại phí đặc quyền mà không trái với lợi ích quốc gia chứ không cào bằng các loại phí, lệ phí cho tất cả các địa phương.

Từ quan điểm trên, BĐ Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng phí và lệ phí cần được quy định “mềm”, giao quyền cho địa phương cân nhắc thu hoặc không thu và thu ở mức nào vì chỉ có địa phương mới nắm rõ được thực tế. Nếu không sẽ còn nhiều người phải đóng phí oan mà địa phương cũng không có điều kiện để điều chỉnh quản lý, thiết kế, nâng cấp đô thị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo