xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều quy định... ném đá ao bèo

THẾ KHA - TIẾN DŨNG

Khá nhiều quy định pháp lý được ban hành trong thời gian gần đây khi triển khai thì không thực hiện được vì xa rời thực tế, hậu quả là nói một đằng, làm một nẻo.

Thông tư 33 quy định “bán thịt trong 8 giờ” vừa được Bộ NN-PTNT ban hành là một trong những điển hình như vậy. Dù chưa đến thời điểm có hiệu lực thi hành nhưng quy định này đã bị nhiều giới, nhiều ngành phản ứng vì thiếu tính khả thi khiến Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát thừa nhận là “có sơ suất” và sẽ điều chỉnh.

Có mà như không

Mới đây, một chủ quán cháo lòng gần khu vực ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình - TPHCM bất ngờ nhận được thông báo của cơ quan chức năng với nội dung yêu cầu ngưng bán tiết canh vịt, heo. Thông báo cho biết đây là quy định của Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế, có hiệu lực thực hiện trên toàn quốc.
 
Chủ quán này chưng hửng vì lâu nay không hề biết đến quy định này và cũng chẳng thấy cơ quan chức năng nào nhắc nhở. Ông nói: “Khách đến đây ăn cháo lòng, tiết canh có nhiều người là cán bộ ngành y tế, quản lý thị trường, thú y..., có nghe họ nói gì đâu!”.
 
img
Những trường hợp hút thuốc tại nơi công cộng như thế này hiện rất phổ biến. Ảnh:TẤN THẠNH
 
Tìm hiểu qua các đồng nghiệp, chủ quán này được biết đây là quy định của 2 bộ nói trên, được ban hành từ giữa năm 2009 nhằm ngăn ngừa dịch tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, từ đó tới nay, các quán lòng heo, tiết canh ở khắp nơi vẫn nườm nượp khách mà không thấy bóng dáng lực lượng chức năng đâu.
 
Trả lời thắc mắc này của phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho biết chưa thể cấm triệt để và kiểm tra, xử phạt đối với những hàng quán bán tiết canh động vật bởi dự thảo nghị định xử phạt về an toàn vệ sinh thực phẩm đến nay chưa được Chính phủ duyệt (?!).
 
Kể từ ngày 5-8-2012, Nghị định 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC (thay thế Nghị định 123/2005) có hiệu lực thi hành. Theo đó, mức phạt đối với hành vi sử dụng thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở những nơi có quy định cấm được nâng từ 200.000 đến 500.000 đồng lên gấp 10 lần, thành 2-5 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, 10 ngày sau khi quy định có hiệu lực, dường như người dân vẫn không nắm được thông tin. Tại rất nhiều cửa hàng xăng dầu lớn trên địa bàn Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... rất dễ bắt gặp cảnh người dân gọi - nghe điện thoại di động trong khi chờ bơm xăng.
 
Tại cây xăng số 1 đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), khi một nhân viên đổ xăng nhắc nhở khách hàng không được nghe điện thoại thì liền bị mắng: “Việc của anh chỉ là bán xăng, chuyện an toàn tôi tự biết!”.
 
Đại tá Tô Xuân Thiều, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, cho biết đến nay vẫn chưa xử phạt được trường hợp nào nghe điện thoại ở cây xăng dù quy định có nêu rõ những lực lượng nào có thể xử phạt, khung tiền bao nhiêu.
 
“Quy định xử phạt hành vi nghe điện thoại ở cây xăng đã có từ năm 2005 và quy định mới này chỉ nâng mức xử phạt lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, trước mắt, chúng tôi nhắc nhở người dân giữ an toàn cho chính mình là chủ yếu” - ông Thiều nói.
 
img
Minh họa: NGUYỄN TÀI

Người dân thiếu thông tin

Quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng như lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà ga, bến xe và trên các phương tiện giao thông công cộng... có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010.
 
Vào thời điểm đó, lãnh đạo nhiều cơ quan, ban - ngành cho biết sẽ làm nghiêm quy định bằng cách dán pano, phát tờ rơi tuyên truyền rầm rộ. Thế nhưng, từ đó đến nay đâu vẫn vào đấy, người dân vẫn vô tư hút thuốc “mọi lúc, mọi nơi”.
 
Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại Bến xe Miền Đông (TPHCM) và ga Tam Kỳ (Quảng Nam) những ngày qua cho thấy nhiều người đến đây vẫn hút thuốc vô tư. Ông Võ Văn Bền, quê huyện Phú Ninh - Quảng Nam, nói: “Thấy người ta hút, tôi cũng hút, có biết quy định nào đâu. Thèm đâu hút đó thôi”.
 
Ông Nguyễn Huy Quang cho biết nguyên nhân xuất phát từ việc chưa có chế tài cụ thể. Khi nào hành vi “nhả khói” nơi công cộng bị xử phạt thì chỉ... Bộ Y tế mới biết được. Lý do là theo quy định, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đến ngày 1-5-2013 mới có hiệu lực, hiện nghị định hướng dẫn, xử phạt đang được Bộ Y tế xây dựng và lấy ý kiến của các ban ngành liên quan.
 
Theo điều 11 của Nghị định 52/2012/NĐ-CP về việc bố trí nơi đun nấu, thờ cúng không bảo đảm an toàn về PCCC theo quy định sẽ bị phạt 100.000 - 200.000 đồng. Tuy nhiên, tiêu chí để xác định hiện không rõ ràng. Nhiều cán bộ phường khi được chúng tôi hỏi đều lắc đầu vì không thể vào nhà từng người dân để tiến hành kiểm tra, trong khi hầu hết người dân không biết là có quy định này. Kết quả là quy định có mà như không!
 

Xung quanh nghị định về thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá sắp tới, ông Nguyễn Huy Quang cho biết: “Người hút thuốc lá ở nơi công cộng bị xử phạt đã đành nhưng có thể sẽ xử phạt cả lãnh đạo quản lý nơi đó nếu không tổ chức nghiêm việc dựng biển cấm, tổ chức lực lượng nhắc nhở, tuyên truyền...”.

Kỳ tới: Vướng víu, thiếu chế tài

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo