xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những “mắt biển” chẳng bao giờ ngủ

Thu Hằng

Những ngọn hải đăng ở Trường Sa nhìn bề ngoài trầm lặng thế thôi chứ bên trong lại luôn hoạt động không ngừng nghỉ!

Đó là lời của “lão tướng” gác đèn Vũ Duy Minh (50 tuổi, quê ở TP Hải Phòng) - trạm trưởng hải đăng Trường Sa Lớn. Người gác đèn có nụ cười hiền khô này đã gắn bó với các “mắt thần” ở quần đảo Trường Sa từ khi ngọn hải đăng đầu tiên được xây dựng vào năm 1993.

Tinh thần thép của “thần đèn”

Hơn 22 năm qua, ông Minh đã luân phiên công tác trên 8 điểm đảo. Có những nơi như ngọn hải đăng trên đảo Song Tử Tây - vốn bị bão “viếng thăm” nhiều nhất, ông trở đi trở lại tới 4 lần. Những ai từng làm nhiệm vụ ở ngọn hải đăng hình tháp tròn cao tới 36 m đó đều nhiều lần chạy đua với bão tố để giữ ánh sáng dẫn đường cho tàu bè qua lại quần đảo Trường Sa.

Công nhân bảo dưỡng ngọn hải đăng ở Trường Sa Ảnh: Hải Thanh
Công nhân bảo dưỡng ngọn hải đăng ở Trường Sa Ảnh: Hải Thanh

Ấn tượng nhất với ông Minh là ngọn hải đăng nằm trên đảo chìm Đá Lát, cao đến 43 m và chỉ nối với đất bằng 4 trụ bê tông cao khoảng 2 m. “Mỗi lần thủy triều lên, toàn bộ phần trụ đèn chìm trong biển nước. Gió thổi qua, ngồi bên trong lòng ngọn hải đăng sẽ cảm thấy rung rinh. Hiểm nguy luôn chực chờ, để vượt qua những ngày tháng ở đây phải cần một tinh thần thép” - ông bày tỏ.

Ngọn hải đăng ở đảo Trường Sa Lớn
Ngọn hải đăng ở đảo Trường Sa Lớn

Khó khăn và hiểm trở như vậy nhưng ông Minh chưa một lần từ chối trong cả 3 lần được giao nhiệm vụ tới hòn đảo chìm ở cực Tây quần đảo Trường Sa. Nhìn ánh mắt sáng lên đầy ấm áp của ông khi kể “tính khí” từng ngọn hải đăng đã đi qua, chúng tôi cảm nhận được một tình yêu sâu sắc khó tả.

“Mình như có duyên nợ với hải đăng Trường Sa vậy. Trước khi nghỉ hưu, chắc chắn không thể lỡ hẹn với ngọn hải đăng thứ 9 nữa. Nhưng nghỉ rồi chắc nhớ lắm! Khó khăn không ít nhưng cuộc sống mộc mạc và thanh thản trên đảo thì không ở đâu sánh được!” - ông Minh tâm sự.

Những “người lính” nhà đèn chân chất suốt ngày biền biệt trên đảo, vợ con họ ở đất liền phải chịu nhiều thiệt thòi. Ông Vũ Quang Bình (quê Hải Phòng, nhân viên trạm hải đăng đảo Song Tử Tây) cho biết mỗi lần về nhà, ông luôn cố gắng bù đắp cho gia đình. Ông cũng không giấu nỗi tự hào bởi “nhờ công việc này mà mình được đặt chân đến những hải đảo xa xôi của Tổ quốc - nơi nhiều người mơ ước cũng chưa thể tới được”.

Cả 9 ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa hiện do Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam quản lý. Không chỉ làm nhiệm vụ định hướng, dẫn luồng cho việc lưu thông hàng hải, những “mắt biển” không bao giờ ngủ này còn là những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên biển Đông. Hằng năm, các nhân viên của tổng công ty sẽ thay phiên nhau ra Trường Sa canh gác, gìn giữ các ngọn hải đăng.

Nhất định chọn Trường Sa

Những cái ôm thật chặt, những nụ hôn đầy yêu thương và có cả những giọt nước mắt hạnh phúc…Đó là cảnh tượng của những cuộc gặp chan chứa niềm vui và xúc động giữa cha mẹ và các chiến sĩ hải quân trên quần đảo Trường Sa. Trong đoàn đại biểu TP HCM đến thăm Trường Sa và nhà giàn DK1 do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang dẫn đầu vào tháng 4 vừa qua, có 5 người là phụ huynh của những chiến sĩ còn rất trẻ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Đối với bà Đỗ Thị Anh Khoa (quận Tân Bình, TP HCM), mẹ của binh nhất Phạm Văn Anh Đại (20 tuổi), được gặp con trai ở ngay nơi con đang làm nhiệm vụ trên đảo Song Tử Tây là điều ngoài sức tưởng tượng. Người mẹ tự hào kể Đại chọn đi nghĩa vụ ở Trường Sa cách đây 1 năm, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Gia đình cũng ít nhiều băn khoăn, còn bạn bè thì lo lắng nhưng Đại thẳng thắn: “Nếu ta cứ lo sợ thì ai sẽ bảo vệ biển đảo Trường Sa?”.

Gặp binh nhất Sầm Khắc Huy (20 tuổi) trên đảo Song Tử Tây, bà Đào Thị Hồng Hoa (quận Tân Bình) rất yên tâm và hãnh diện khi cảm nhận rõ sự trưởng thành của cậu con trai sau những ngày làm nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa. Nụ cười sáng bừng trên khuôn mặt nhuộm nắng, Huy khẳng định: “Những ngày tháng rèn luyện và giữ gìn biển đảo ở đây đối với em là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Dù nhiều gian lao, nhiều mồ hôi đã đổ xuống nhưng nếu được lựa chọn lại, em vẫn nhất định chọn Trường Sa”.

Ba ông bố còn lại có con trai đóng quân ở đảo Nam Yết và Sinh Tồn được sắp xếp gặp gỡ ở Song Tử Tây bởi hải trình của đoàn không ghé qua điểm đảo này. Trong đó, thiếu tá Vũ Văn Huê (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) gặp cậu con trai là chiến sĩ Vũ Văn Hiện từ đảo Nam Yết với tâm trạng hết sức đặc biệt bởi 21 năm trước, ông cũng là một chiến sĩ Trường Sa. Ông Huê không khỏi cảm động khi nghe con trai bộc bạch ước mơ được cầm súng lâu dài bảo vệ quần đảo thân thương của Tổ quốc.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 29-4

Không khói xe máy

Dạo bước trên những con đường ở Trường Sa, chúng tôi không bắt gặp bất cứ chiếc xe máy nào. Phương tiện giao thông xuất hiện nhiều nhất là xe đạp.

Trên đảo Trường Sa Lớn hay Song Tử Tây, những anh nhân viên khí tượng hối hả đạp xe đi đo nhiệt độ, áp suất gió mưa và độ mặn của mực nước biển. Trẻ con vắt vẻo trên những chiếc xe đạp nhỏ trên đường tới trường rợp bóng mát. Những sĩ quan hải quân đạp xe đi họp… Dưới những gốc cây bàng vuông, phong ba hay tra có đôi ba chiếc xe đạp, ai cần thì cứ việc mượn đi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo