xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Niềm tin

MINH HÀ

Hôm qua, thủ tướng và các phó thủ tướng, “tư lệnh” ngành cùng gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp trong một hội nghị với tinh thần “lắng nghe và thấu hiểu”.

Có thể nói, đây là hội nghị mang tầm vóc, quy mô lớn. Điều này cũng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc giúp đỡ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hồi sinh và vươn tới hội nhập. Nói như Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc: Một niềm tin, động lực mới sẽ được truyền lửa tới các doanh nghiệp!

“Phi thương bất phú”, doanh nghiệp Việt Nam dù đã bước ra thương trường sau nhiều năm mở cửa nhưng rõ ràng vẫn chưa giàu. Không phải vì họ thiếu tài năng, khát vọng mà vì thiếu bệ đỡ. Việt Nam hiện có trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có hơn 3.000 doanh nghiệp nhà nước, gần 8.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại phần lớn (97%-98%) là doanh nghiệp dân doanh. Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn không có mấy doanh nghiệp đủ sức tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu; cũng chưa gầy dựng được một thế hệ các nhà công nghiệp gắn liền tên tuổi sự nghiệp với các thương hiệu lớn. Đặc biệt, khu vực dân doanh đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế nhưng lực mỏng, không đủ sức để cạnh tranh, không với tới được các chính sách ưu đãi của nhà nước nên sức vóc chỉ như những chiếc “thuyền thúng” trước biển lớn hội nhập. Do vậy, trong giai đoạn được xem là “nút thắt” của lịch sử, khi Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ hoàn thành cuối năm 2014, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong quá trình đàm phán nước rút... thì một “hội nghị Diên Hồng”, một thông điệp và hành động cụ thể để tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp là rất cần thiết, nếu không nói là sống còn.

Không phải ngẫu nhiên mà trong 8 nhóm giải pháp lớn được VCCI đưa lên bàn Thủ tướng, những kiến nghị đầu tiên là hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh; là khoan sức doanh nghiệp, cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng, tiếp đến là chính sách công nghệ, thị trường... Điều này cho thấy doanh nghiệp đang đòi hỏi những quyền lợi chính đáng và tối thiểu nhất. Đó là bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng ở mọi nguồn lực, từ đất đai, lao động và vốn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đưa ra thông điệp: Chính phủ muốn cùng cộng đồng doanh nghiệp bàn thảo và đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo mọi thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả...

Thông điệp đã rõ. Doanh nghiệp đang chờ đợi một niềm tin, động lực mới từ sự quyết tâm của Chính phủ cùng các bộ, ngành. Quyết tâm này cần được nhanh chóng thể hiện bằng những chính sách và hành động cụ thể để giúp doanh nghiệp hồi sinh và đủ sức đương đầu trước biển lớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo