xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ nhân dân Luật Biểu tình

NGUYỄN QUYẾT - VĂN DUẨN - PHƯƠNG NHUNG

“Không phải có Luật Biểu tình thì người dân mới thực hiện quyền này. Chưa có luật là nhà nước nợ nhân dân quyền này” - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nêu ý kiến tại diễn đàn Quốc hội

Trong chương trình nghị sự sáng 26-7, Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh năm 2017.

Phân biệt người biểu tình và kẻ lợi dụng biểu tình

Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho biết Chính phủ đề nghị đưa vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4 nhưng qua quá trình chuẩn bị cho thấy nhiều vấn đề quan trọng trong dự án vẫn còn ý kiến khác nhau; hồ sơ của dự án chưa đầy đủ. Do đó, chưa đủ cơ sở để báo cáo QH đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình.

Tỏ ra không đồng tình, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị đưa việc cho ý kiến dự án Luật Biểu tình vào kỳ họp thứ 4 QH khóa này, thông qua vào kỳ họp 5 hoặc 6 (năm 2018). Theo ĐB Nghĩa, với trình độ lập pháp của Việt Nam hiện nay, hoàn toàn có cơ sở, khả năng trả “món nợ” này cho nhân dân.

Ông phân tích phải có hành lang pháp lý để nhân dân thực hiện quyền hiến định của mình và để nhà nước thực hiện quyền quản lý. Theo Hiến pháp, nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng, công nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền này. Không phải có Luật Biểu tình thì người dân mới thực hiện quyền đó. Chưa có luật là nhà nước nợ nhân dân quyền biểu tình.

ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nêu ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017Ảnh: Văn Bình
ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nêu ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017Ảnh: Văn Bình

Vị ĐB là luật sư chỉ rõ: Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân là phức tạp. Theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, quan hệ xã hội càng phức tạp càng phải giải quyết bằng luật. Chúng ta đã và đang quản lý bằng luật những quyền tự do ngôn luận, báo chí, đình công, bãi công, tôn giáo…

“Trong lúc chờ đợi, tôi đề nghị phân biệt rõ kẻ lợi dụng biểu tình hay người biểu tình chống phá nhà nước gây mất an toàn, an ninh cho quốc gia, xã hội với đa số người dân yêu nước thực hiện quyền hiến định của mình. Cần có chính sách minh bạch nhất quán bảo vệ công dân tốt trong việc quản lý biểu tình” - ĐB Nghĩa lưu ý.

Làm luật vội vàng, khó bảo đảm chất lượng

Nhân dịp QH bàn về chương trình làm luật, các ĐB đã tập trung mổ xẻ những vấn đề tồn tại của QH.

Nhắc lại sai sót của Bộ Luật Hình sự năm 2015, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng cần rút kinh nghiệm về cách thức làm luật tại QH để làm sao huy động được trí tuệ của tất cả ĐBQH. Nếu ĐBQH nào đó không phải là ủy viên của ủy ban chủ trì thẩm tra dự án luật đó thì rất ít cơ hội để tham gia ý kiến, nhiều hoạt động có liên quan thẩm tra không được tham dự. Trong khi đó, nhiều ĐB khác có tâm huyết, có ý kiến tham gia lại không có cơ hội tham gia, nhiều khi xin tài liệu nghiên cứu cũng không có bởi vì trong quá trình tiến hành thẩm tra các dự án luật đã được chỉnh lý, thay đổi liên tục.

Ngoài việc thường xuyên đến ngày thảo luận mới có tài liệu, khi họp tổ ĐB có thời gian nói thoải mái nhưng qua 2 khâu tổng hợp tại cuộc thảo luận tổ và tổng hợp chung thì nhiều ý kiến của ĐB… biến đi đâu mất! Nhiều đoàn ĐBQH cảm thấy nản vì làm rất mất công nhưng không được tiếp thu và ghi nhận các ý kiến mặc dù có văn bản tham gia.

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) không ngại ví von: “Như ĐBQH và chúng tôi thường hay nói, bây giờ người làm luậtvà đội ngũ phục vụ kiểu như một đại đội đi đánh cả sư đoàn nên không thể làm nổi”. ĐB ví dụ riêng việc chuyển văn bản qua Ủy ban Pháp luật trước 7 ngày để hoàn thiện và rà soát kỹ thuật trước khi QH thông qua nhưng thực tế là không làm được. Nhiều luật chuyển sang Ủy ban Pháp luật chỉ còn 1-2 ngày, yêu cầu phải trả lại ngay để QH bấm nút thông qua. Do đó, thời gian chuẩn bị tham gia rất hạn chế.

Kêu cứu cho rừng Tây Nguyên

ĐB Nguyễn Duy Hữu (Đắk Lắk) không chỉ thảo luận mà đã “kêu cứu” thực sự cho tỉnh của mình. Theo ĐB này, nếu chúng ta không làm nhanh thì sẽ không còn Tây Nguyên nữa. Rừng ở Tây Nguyên đã đến đoạn cuối cùng của đoạn cạn kiệt do phá rừng để lấy gỗ, lấy đất để sản xuất, làm thủy điện dẫn đến tình trạng voi rừng về đánh chết voi nhà, còn lại một mảnh rừng cuối cùng đó là Vườn Quốc gia Yok Đôn người ta cũng lăm le làm nốt thủy điện ở lõi của vườn. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng tỉnh muốn làm lễ hội phải đi xin nước của nhà máy thủy điện mới tổ chức được lễ hội đua voi trên sông Sêrêpôk.

Ông đề nghị chuyển dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 lên để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 để QH xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 4 năm 2017.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo