xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải bóc hết rào cản đầu tư

Thế Dũng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu như vậy khi góp ý cho dự thảo Luật Đầu tư

Ngày 22-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) họp cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư.

Cấp chứng nhận đầu tư qua mạng trong 1 tuần

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh, điểm nhấn của dự thảo Luật Đầu tư là nhà đầu tư chỉ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (điều 24). Còn dự án không thuộc lĩnh vực có điều kiện thì nhà đầu tư chỉ cần đăng ký qua mạng internet từ 5-7 ngày, như vậy gần như đã bỏ hết rào cản. Cũng theo ông Bùi Quang Vinh, điều 25 của dự luật quy định về danh mục cấm đầu tư nêu rõ: Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng; gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường; xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.

Thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết về danh mục lĩnh vực cấm đầu tư quy định chưa rõ ràng, dễ gây khó cho nhà đầu tư. Ông Giàu cho rằng để nhà đầu tư có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và tạo sự minh bạch trong thực thi, cơ quan soạn thảo cần quy định chi tiết các lĩnh vực cấm đầu tư trong dự thảo luật.

Ai cũng được quyền cấm là chết rồi!

Làm “nóng” phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Tờ trình chỉ thấy nói bớt GCNĐT, trong khi còn rất nhiều giấy phép khác như quy hoạch, PCCC, xây dựng… vẫn tồn tại. Luật mới có giảm bớt không?”. Nhìn nhận điều 25 của dự luật có nội dung tương tự dự thảo Luật Doanh nghiệp vừa được Bộ

KH-ĐT trình Ủy ban TVQH ngày 21-4, Chủ tịch QH thẳng thắn đánh giá: “Đọc xong dự thảo Luật Đầu tư, tôi không biết cái gì không được đầu tư thì liệu đã rõ ràng chưa? Bên cạnh đó, chưa nêu rõ những lĩnh vực đầu tư phải có điều kiện. Ông nào, bà nào cũng cấm là chết rồi, đến cả ông xã cũng cấm như một địa phương ra lệnh mọi công trình phải mua xi-măng của 1 nhà máy”.

Giải trình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận hiện Bộ KH-ĐT chưa thống kê có bao nhiêu loại thủ tục liên quan đến dự án đầu tư do rất nhiều bộ, ngành quy định như giấy phép xây dựng, giáo dục, môi trường… “Rất nhiều giấy phép thuộc các luật chuyên ngành mà doanh nghiệp kêu khổ, nhức đầu lắm” - ông Vinh phân trần.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho hay hiện có 330 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong nhiều luật chuyên ngành. “Làn sóng đầu tư đang chững lại nên cần phải đổi mới để thu hút đầu tư” -  ông Vinh kiến nghị.

Chưa hài lòng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Luật Đầu tư là bao trùm, quan trọng và quyết định nhất nhưng như dự thảo Luật Doanh nghiệp lại quy định “cấm” các dự án phương hại đến lợi ích quốc phòng, quốc gia, thuần phong, mỹ tục… “Quy định vậy là cái gì cũng có thể cấm, chưa rõ ràng. Luật chưa nêu rõ thì Bộ KH-ĐT chưa hoàn thành trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư và tạo điều kiện cho nhà đầu tư có quyền đầu tư và không có quyền đầu tư để họ yên tâm làm. Làm sao phải bóc hết rào cản” - Chủ tịch QH yêu cầu.

Phát triển “án lệ”

Cùng ngày, Ủy ban TVQH cho ý kiến dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Theo Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình, dự thảo luật đề xuất quy định về “án lệ” được xác định là quyết định giám đốc thẩm của hội đồng.

Thẩm tra dự luật, Ủy ban Tư pháp tán thành việc phát triển “án lệ”, phù hợp với chủ trương của Đảng được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện lưu ý ở Việt Nam, “án lệ” cần có đặc thù riêng so với các nước và quy định theo hướng quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao được coi là án lệ, không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Các quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao phải bảo đảm mẫu mực theo đúng quy định của pháp luật để các tòa án khác nghiên cứu tham khảo và làm theo.

Dự luật quy định tổ chức hệ thống TAND có 4 cấp (TAND Tối cao, TAND cấp cao, TAND tỉnh - TP trực thuộc trung ương, TAND sơ thẩm khu vực) theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. TAND Tối cao chủ yếu tổng kết xét xử, chứ không tập trung xét xử như hiện nay, công việc xét xử sẽ được trao cho TAND cấp cao.

Ủy ban Tư pháp đề nghị TAND Tối cao tiếp tục nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ lãnh đạo, quản lý của chánh án TAND đối với thẩm phán, HĐXX để thực hiện đúng nguyên tắc “Thẩm phán, HĐXX độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo