xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải lòng sông Gâm

Bài và ảnh: THÁI PHƯƠNG

Sông Gâm - một điểm đến mới lạ với khung cảnh tuyệt đẹp nhưng do không được quảng bá nên khách du lịch, nhất là người nước ngoài, đến trải nghiệm cung đường được mệnh danh là “Hạ Long trên sông” này chỉ đếm trên đầu ngón tay

Nhắc đến vùng đất Đông Tây Bắc của đất nước, nhiều người nghĩ ngay đến cao nguyên đá Đồng Văn, Sa Pa mù sương, ruộng bậc thang ngợp trời, tứ đại đèo trùng điệp... Song, ít người biết đến dòng sông Gâm hùng vĩ được ví như “Hạ Long trên sông” làm ngất ngây lòng người.

Phải ngắm “cho đã mắt”

Những ngày hè vừa qua, trong hành trình khám phá Đông Bắc, chúng tôi có dịp rong thuyền trên sông Gâm với lộ trình hơn 80 km. Lênh đênh trên thuyền nhiều giờ nhưng nhiều người trong đoàn không thể nào ngủ được vì một lý do đơn giản: Không ai nỡ bỏ lỡ cảnh đẹp nên phải thức để ngắm “cho đã mắt”.

Dọc sông Gâm có rất nhiều khung cảnh đẹp, khi thì hùng vĩ lúc lại thơ mộng
Dọc sông Gâm có rất nhiều khung cảnh đẹp, khi thì hùng vĩ lúc lại thơ mộng

 

img

 

img

Trong đoàn chúng tôi có chú Nguyễn Văn Thông - ngụ quận Gò Vấp, TP HCM - là người đã đi qua dòng sông này lần thứ hai. Dù vậy, chú vẫn trầm trồ khen ngợi không ngớt, không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào được ngắm những khung cảnh hùng vĩ; khi thì những ngọn núi đá vôi với nhũ đá huyền ảo, lúc là những cánh rừng ngút ngàn hay dòng nước màu ngọc bích vừa đưa tay ra khỏi mạn thuyền là chạm tới...

Điểm nhấn của hành trình là khu vực lòng hồ Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Khung cảnh bỗng đổi màu với 99 ngọn núi đá vôi kỳ vĩ. Giữa dòng nước, một ngọn núi đá mọc lên sừng sững với tên gọi Vài Phạ - theo giải thích của người hướng dẫn đoàn, bà con dân tộc Tày gọi đây là “cọc cột con trâu trời”.

“Ba năm trước, tôi từng đến đây một lần. Tôi xuôi dòng sông Gâm mà hết sức ngỡ ngàng bởi không nghĩ ở vùng Đông Bắc lại có dòng sông đẹp như vậy. Về nhà, tôi cho gia đình xem lại đoạn video, ai cũng trầm trồ. Lần này, gia đình tôi cả 4 người quyết định đi thêm một lần nữa để trải nghiệm cảnh sắc nơi sơn cùng thủy tận” - chú Thông hào hứng.

Từ ngàn đời, sông Gâm đã gắn bó với những bản làng của người dân tộc Tày, Dao sống cheo leo ở lưng chừng núi, dọc hai bên bờ. Con sông dài gần 300 km, là phụ lưu của sông Lô, xuất phát từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy đến Cao Bằng rồi nới rộng ra sau khi nhận thêm nước từ sông Nho Quế - thuộc Lũng Cú, tỉnh Hà Giang. Dòng sông như dải lụa vắt ngang qua những ngọn núi ở Bắc Mê rồi mới hợp cùng sông Năng đổ vào khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang bây giờ.

Vài năm gần đây, du khách bắt đầu biết đến và khám phá dòng sông này. Ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Thế Hệ Trẻ - đơn vị lữ hành duy nhất đến thời điểm này khai thác tour Đông Bắc có thủy lộ sông Gâm, cho biết nhiều năm trước, một dịp tình cờ, ông đi trên dòng sông Gâm và “giật mình” khi thấy dòng nước xanh biếc, khung cảnh hai bên bờ hùng vĩ, khoáng đạt mà chưa ai làm du lịch. Phải đến năm 2008, khi công trình thủy điện Tuyên Quang được xây dựng với con đập chắn ngang dòng, nước sông Gâm mới lên xuống theo mùa. Mùa nước lên, thủy điện đóng đập (khoảng từ tháng 7-8 năm trước đến tháng 2 năm sau) là quãng thời gian rất thuận lợi cho việc du lịch trên sông khi tiết trời trong xanh, thơ mộng.

“Không chần chừ, chúng tôi liền mở tour đi trên sông Gâm, đón những du khách đầu tiên vừa đi vừa tò mò không hình dung nổi hành trình sẽ cho mình trải nghiệm gì” - ông Dũng nhớ lại. Cho đến giờ, vẫn chỉ có công ty của ông khai thác tuyến du lịch này bởi không phải ai cũng mặn mà làm tour “độc” với hành trình không dễ dàng bởi tàu bè trên sông vẫn còn khan hiếm, chủ yếu là dân bản địa chài lưới, bắt cá bằng thuyền nhỏ…

Đừng “lấy mỡ nó rán nó”

Trên hành trình từ sông Gâm qua sông Năng rồi đến hồ Ba Bể thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, khung cảnh từ hùng vĩ chuyển sang thơ mộng. Đến khi chiều tà, chúng tôi phải quay về với thực tại: Quanh khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể sau khi thuyền cập bến, du khách không biết chơi gì, mua sắm gì nên đành... đi ngủ.

Khoảng 5 năm nay, sông Gâm bắt đầu được biết đến như một điểm du lịch khám phá thú vị, hấp dẫn nhưng đến giờ, vẫn chưa có một dự án bài bản nào giữa các địa phương để đưa vào làm tuyến điểm du lịch. “Năm nào ngành du lịch các địa phương nơi sông Gâm đi qua cũng xin số liệu để nghiên cứu cho phát triển du lịch từ con sông này nhưng sau đó chỉ là sự im lặng. Một mình công ty chúng tôi thì không thể kéo nhiều du khách đến nên rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ngành du lịch” - ông Dũng bộc bạch.

Cũng phải nói thêm, trên hành trình Đông Bắc, không chỉ có sông Gâm mà còn hàng loạt điểm đến hấp dẫn khác, như: đèo Mã Pí Lèng, cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, hang Pác Bó, động Ngườm Ngao, ải Chi Lăng... Song, đến nay, có bao nhiêu du khách, nhất là người nước ngoài, được trải nghiệm trọn vẹn trên vòng cung này? Trong hành trình của mình, khi đến chợ phiên Đồng Văn, thăm khu phố cổ, chúng tôi thấy có rất ít du khách nước ngoài dừng chân, dù thời điểm này vẫn đang là mùa cao điểm đón khách quốc tế.

Là người từng lăn lộn hàng chục năm trời ở Đông Bắc, ông Trần Thế Dũng bày tỏ lo ngại rằng ông cũng quan sát thấy du khách nước ngoài ngày càng thưa vắng, nhất là ở Đồng Văn và Sa Pa mà không rõ lý do vì sao. Có phải vì bao nhiêu năm qua, chúng ta chỉ làm du lịch theo kiểu “lấy mỡ nó rán nó”, tận dụng triệt để những gì thiên nhiên ban tặng để khai thác mà không bảo vệ, phát triển theo hướng bền vững? Sông Gâm là minh chứng. Đây là một điểm đến mới lạ với khung cảnh tuyệt đẹp nhưng do không được quảng bá nên số lượng khách du lịch, nhất là người nước ngoài, được trải nghiệm chỉ đếm trên đầu ngón tay, dù những ai từng rong thuyền một lần trên sông đều phải ngỡ ngàng như đang đi giữa “Hạ Long trên sông”.

Khoảng 5 năm nay, sông Gâm bắt đầu được biết tới như một điểm khám phá thú vị, hấp dẫn nhưng đến giờ, vẫn chưa có dự án bài bản nào giữa các địa phương để đưa nó vào làm tuyến điểm du lịch.

 

Rút ngắn hành trình 250 km

Trước khi có công trình thủy điện Tuyên Quang và thủy lộ sông Gâm được nhiều người biết đến, người dân vùng Đông Bắc muốn đi từ Hà Giang qua Bắc Kạn, Cao Bằng phải băng đường bộ đèo dốc, núi non hiểm trở. Với người làm du lịch, nhắc tới vùng Đông Bắc, ai cũng nghĩ ngay đến những danh thắng như hồ Ba Bể, cao nguyên đá Đồng Văn. Tuy nhiên, để liên tuyến qua 2 điểm này thì rất khó vì tốn nhiều thời gian di chuyển bằng đường bộ.

Từ khi cửa đập thủy điện Na Hang - công trình thủy điện Tuyên Quang đóng lại, mực nước lòng hồ dâng lên mới nối thông tuyến đường thủy từ huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang với Na Hang qua sông Gâm và nối với hồ Ba Bể qua sông Năng. Thủy lộ sông Gâm - sông Năng giúp rút ngắn hành trình hơn 250 km so với đường bộ đi cùng qua các điểm, khép lại một vòng cung Đông Bắc cho những ai mê du lịch trải nghiệm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo