xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải thừa nhận quyền chuyển giới

Phương Nhung

Lãi suất có thể được quy định “cứng” ngay trong Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) với mức 20%/năm của khoản tiền vay

Ngày 24-10, Quốc hội (QH) thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) sau khi nghe Ủy ban Thường vụ QH trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nói trên.

Chống vay nặng lãi hiệu quả hơn

Ủy ban Thường vụ QH trình QH 2 phương án về lãi suất. Phương án 1: Quy định mức lãi suất cố định ngay trong Bộ Luật Dân sự là tối đa 20%/năm của khoản tiền vay. Phương án 2: Các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, trừ trường hợp có quy định khác.

ĐB Nguyễn Bá Thuyền cho rằng cần công nhận quyền chuyển giới bởi nếu không thì dẫn đến làm chui. Ảnh: NGUYỄN NAM
ĐB Nguyễn Bá Thuyền cho rằng cần công nhận quyền chuyển giới bởi nếu không thì dẫn đến làm chui. Ảnh: NGUYỄN NAM

Góp ý dự thảo, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng nên theo phương án 1 bởi quy định mức lãi suất cố định tối đa 20%/năm của khoản tiền vay sẽ bảo đảm rõ ràng, minh bạch, dễ áp dụng, việc cho vay nặng lãi cũng dễ dàng xác định hơn.

Tuy vậy, một số ĐB vẫn nghiêng theo phương án các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố. ĐB Nguyễn Tuyết Liên (Sóc Trăng) cho rằng quy định với mức lãi suất cứng 20% sẽ không bảo đảm tính ổn định của luật và trong vay dân sự, mức lãi suất này là cao. Chọn phương án 2 nhưng ĐB Liên đề nghị làm rõ cơ sở của việc nâng mức lãi suất từ 150% lãi suất cơ bản theo quy định hiện hành lên 200%.

Đại diện cho TP HCM, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh bày tỏ không yên tâm với cả 2 phương án. Theo ông, nếu quy định mức cố định thì phải có thời gian bởi nếu không thì khi đồng tiền bị trượt giá sẽ không còn ý nghĩa. Nhưng nếu quy định 200%  lãi suất cơ bản thì nhiều năm nay NHNN không công bố. “Tôi đồng tình với phương án 2 nhưng lấy theo lãi suất tái cấp vốn để tham chiếu vì đây là lãi suất được điều chỉnh hằng năm, theo tình hình thị trường” - ông Ánh góp ý.

Không thừa nhận sẽ làm chui

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi),  Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị QH cho tách việc chuyển đổi giới tính thành 1 điều riêng (điều 37) và chỉnh lý nội dung này theo hướng: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật”.

Góp ý, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) chỉ ra vướng mắc nằm ở chỗ điều 37 mới chỉ đặt ra việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật hiện tại trong khi thực tế chưa có luật này. “Đây là một thực trạng xã hội đang phát triển, do đó, chúng ta nên thừa nhận hiện tượng này vào một đạo luật cụ thể. Trong khi đạo luật đó chưa ban hành thì quyền và nghĩa vụ của những người chuyển đổi giới tính sẽ được giải quyết như những người đã chuyển giới tính được quy định tại điều 37 của dự thảo” - ĐB Tám đề xuất.

ĐB Nguyễn Trung Thu (Long An) không tán thành việc tuy không công nhận quyền chuyển đổi giới tính nhưng người đã chuyển đổi giới tính thì được thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân khác kèm theo giới tính mới. “Tôi đề nghị QH nên xem xét vấn đề chuyển giới tính ở góc độ vừa là quyền con người theo Hiến pháp quy định, vừa là thực tiễn xã hội. Dù người chuyển đổi giới tính đang tồn tại nhưng thực chất như người vô hình. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, việc làm, tiếp cận y tế, an sinh xã hội... trong khi các cơ chế hỗ trợ, nhất là hỗ trợ pháp lý, chưa thực sự hoàn thiện” - ĐB Thu nói và đề nghị ban soạn thảo cần cung cấp thêm thông tin hiện nay có bao nhiêu quốc gia trên thế giới đã công nhận việc chuyển giới, hệ quả của nó ra sao để QH có thêm cơ sở quyết định thông qua vấn đề này.

Cũng tán thành việc công nhận quyền chuyển giới, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét: “Quy định như trong luật là khuyến khích làm chui”.

Có căn cứ người khác phạm tội trong vụ Huỳnh Văn Nén

Bên lề QH, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cho biết cơ quan điều tra xác định có căn cứ cho thấy có người khác phạm tội trong vụ án Huỳnh Văn Nén. Do đó, việc hủy bản án là coi như vụ án quay lại giai đoạn điều tra. “Bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy rồi thì quay lại giai đoạn tố tụng ban đầu mới bị khởi tố. Điều tra lại có vấn đề gì thì kết thúc điều tra và ra cáo trạng mới. Nếu có thay đổi thì tòa án sẽ xử theo thay đổi đó” - ông Sơn nói.

T.Dũng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo