xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phó Thủ tướng thị sát 240 km sạt lở, mất 500ha đất/năm ở ĐBSCL

Thế Dũng

(NLĐO)- Hôm nay Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thị sát khu vực thường xuyên bị sạt lở ở ĐBSCL dài 240km, mỗi năm mất 500ha đất

Phó Thủ tướng thị sát 240 km sạt lở, mất 500ha đất/năm ở ĐBSCL - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi kiểm tra khu vực sạt lở ở ĐBSCL- Ảnh: Xuân Tuyến

Hôm nay 29-5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thị sát tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và một số nơi của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để tìm giải pháp ứng phó hiệu quả.

Tham gia đoàn công tác, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết tình hình xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn các tỉnh ĐBSCL đã và đang diễn biến rất phức tạp và có xu thế gia tăng cả về phạm vi và quy mô.

Cụ thể, toàn vùng hiện có 24 khu vực thường xuyên bị xói lở, tổng chiều dài khoảng 147km, tốc độ xói lở từ 5-45 m/năm, dẫn đến trung bình mỗi năm mất khoảng 500ha đất. Trong đó điển hình là bờ biển: Gò Công Đông (Tiền Giang); Bình Đại (Bến Tre); Vĩnh Châu (Sóc Trăng); Nhà Mát, Gành Hào (Bạc Liêu); khu vực cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, khu vực cửa Rạch Rốc, huyện Ngọc Hiển và bờ biển Tây (Cà Mau).

Về bồi lắng, hiện có 24 khu vực, tổng chiều dài khoảng 113m, tốc độ bồi lắng từ 3-10m/năm, cá biệt khu vực ngay sau mũi Cà Mau bồi lắng đến 80m/năm.

Cùng với việc xói, bồi, thì vùng ĐBSCL cũng xuất hiện những khu vực xói, bồi xen kẽ (xói, bồi theo mùa), gồm 4 khu vực có tổng chiều dài khoảng 95km.

Tổng cộng ĐBSCL có trên 240 km bị xỏi lở thường xuyên và theo mùa.

Còn theo báo cáo của các địa phương, trong những năm gần đây rừng ngập mặn vùng ĐBSCL đã bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu do vùng bãi bị sạt lở và giao rừng để nuôi trồng thủy, hải sản, tập trung phần lớn tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Chỉ tính riêng trong vòng 5 (từ 2011- 2016), diện tích rừng ngập mặn toàn vùng đã giảm gần 10%; từ 194.723 ha năm 2011, còn 179.384 ha năm 2016 (giảm 15.339ha).

Qua các nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn quản lý đã xác định 7 nguyên nhân cơ bản dẫn đến xói lở bờ biển, trong đó, đáng chú ý phần lớn nguyên nhân là do con người.

Đáng chú ý là nguyên nhân mất cân bằng bùn cát, do việc xây dưng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát, sỏi ở lòng sông, ven biển đã làm giảm đáng kể lượng bùn cát. Theo báo cáo của Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam, năm 2013 tổng lượng bùn cát đọng lại trên các tuyến sông vùng ĐBSCL khoảng 3 triệu m3, trong khi tổng lượng cát bị khai thác trong năm là 28 triệu m3.

Cùng với đó là địa chất vùng ven biển ĐBSCL rất mềm yếu, được cấu tạo từ các dạng trầm tích phù sa, rất dễ bị xói lở do tác động của sóng và dòng ven bờ. Việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng hải sản, đánh bắt thủy sản ven rừng trong những năm gần đây làm suy thoái nghiêm trọng rừng ngập mặn

Đồng thời tình trạng lún sụt đất do việc khai thác nước ngầm quá mức để nuôi trồng thủy, hải sản, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau. Theo báo cáo sơ bộ của Viện Địa chất Na Uy tốc độ lún sụt trong vài năm gần đây khoảng 3cm/năm.

Bộ NN-PTNT cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc xây dựng nhiều nhà ở, công trình hạ tầng ven biển, đê bao, bờ bao quá sát đường bờ biển đã làm gia tăng nguy cơ gây xói lở bờ biển.

Cùng với đó, nước biển có xu thế ngày càng dâng cao, trong vòng 20 năm qua, trung bình nước biển dâng cao từ 2 – 3mm/năm.

Phó Thủ tướng thị sát 240 km sạt lở, mất 500ha đất/năm ở ĐBSCL - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi thuyền ra kiểm tra tình trạng sạt lở bờ biển Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau.

Chiều cùng ngày, chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh ĐBSCL về công tác phòng chống sạt lở, xâm thực bờ biển, suy thoát rừng ngập mặn đang diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cho rằng ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của cả nước, chiếm 13% diện tích cả nước, với dân số gần 20 triệu người, là trung tâm sản xuất nông nghiệp của cả nước.

Về nguyên nhân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng tình với ý kiến của các Bộ, ngành, lãnh đạo UBND các tỉnh ĐQSCL.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND các tỉnh phải nắm chắc diễn biến, ứng phó kịp thời, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của người dân, có phương án sơ tán kịp thời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao UBND các địa phương thực hiện nghiêm công tác quản lý bờ biển, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành động xây dựng công trình, nhà ở, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp; tổ chức quản lý chặt chẽ rừng phòng hộ ven biển.

Đối với những khu vực sạt lở nếu cần thiết phải xây dựng công trình để bảo vệ bờ, đề nghị sắp xếp thứ tự ưu tiên, xây dựng phương án cụ thể, huy động các nguồn lực hợp pháp của địa phương để tổ chức xử lý, trường hợp vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định.

Bộ NN-PTNT phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lập quy hoạch tổng thể chỉnh trị bờ biển vùng ĐBSCL làm cơ sở để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống sạt lở hạn chế rủi ro thiên tai; xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng ven sông, ven biển gắn với sinh kế của người dân.

Phó Thủ tướng thị sát 240 km sạt lở, mất 500ha đất/năm ở ĐBSCL - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tổ chức theo dõi và đánh giá hàng năm về tổng lượng bùn cát đến từ thượng nguồn và tổng lượng cát khai thác trong vùng ĐBSCL làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục, hạn chế về nguy cơ suy thoái lòng dẫn, suy kiệt dòng chảy; chỉ đạo việc rà soát các hoạt động khai thác cát sỏi ở lòng sông, ven biển báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét nghiêm cấm việc khai thác cát, sỏi tại các khu vực trọng điểm đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí ngân sách và nguồn vốn ODA tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nhất là vùng ĐBSCL.

Hàng chục nghìn tỉ đồng khắc phục

Trước tình hình xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn các tỉnh ĐBSCL đang diễn biến rất phức tạp, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đã chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án nghiên cứu, đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của ĐBSCL trước tác động của biến đổi khí hậu.

Giai đoạn 2011-2015, đầu tư cho giao thông khoảng 32,7% tương đương gần 59.000 tỉ đồng, thuỷ lợi khoảng 18,5%. Trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến vốn bố trí cho công tác thuỷ lợi khoảng 28% với khoảng hơn 21.000 tỉ đồng; lĩnh vực giao thông sẽ đầu tư các công trình trọng điểm kết nối vùng.

Kinh phí bố trí cho khu vực ĐBSCL trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ, khôi phục rừng (giai đoạn 2012-2015) là 1.434,8/3.232 tỉ đồng, bằng 44,4% cả nước; giai đoạn 2016-2020 dự kiến sẽ bố trí trên 4.400 tỉ đồng, chiếm khoảng khoảng 40%.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo