xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phụ huynh không cho hơn 180 trẻ mầm non đến trường

Bài - ảnh: Tuấn Minh

(NLĐO) - Hơn 180 trẻ từ 1 - 5 tuổi ở trường Mầm non Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), trong đó có 37 trẻ sang năm bước vào lớp 1, đã không được gia đình đưa đến trường nhiều tháng qua.

Tử rường mần non khu lẻ ở thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà xuống cấp phải đóng cửa, phụ huynh đã không cho con em đi học nữa.

Trường mầm non khu lẻ ở thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà xuống cấp phải đóng cửa, phụ huynh đã không cho con em đi học nữa với lý do trường xa, không có ai đưa các cháu đến trường

 

Năm học 2013 - 2014 chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc, thế nhưng hơn 180 trẻ từ 1 - 5 tuổi ở trường Mầm non Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn không đến trường, trong đó có 37 trẻ sang năm bước vào lớp 1.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vào đầu năm học 2013 - 2014, khu lẻ trường mầm non xã Hoằng Hà nằm ở thôn Ngọc Đỉnh xuống cấp nghiêm trọng và nó có thể sập bất cứ lúc nào, nên trường này đã có công văn gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Hoằng Hóa cho chuyển toàn bộ 189 cháu nhỏ của thôn này lên khu trung tâm Trường mầm non xã Hoằng Hà và được Phòng GD-ĐT chấp nhận.

Tuy nhiên, người dân thôn Ngọc Đỉnh đã không đồng tình với quyết định trên của nhà trường và “từ chối” đưa con đến trường. Không những thế, nhân dân ở thôn này đã có 2 ngày ra đường phản đối việc sáp nhập trường.

Lý giải cho việc không đưa con em đến trường, nhiều phụ huynh ở đây cho biết họ quanh năm đi làm ăn xa, con cháu họ toàn gửi ông bà ở nhà trông. Các ông bà đều đã già yếu, nhưng có nhiều người trông đến 5-6 đứa cháu cho nhiều cặp vợ chồng. Một lý do nữa khiến họ không chịu đưa con đến trường là quãng đường từ thôn Ngọc Đỉnh đến khu trung tâm dài gần 2 km, phụ huynh cho rằng quá xa.

Ông Nguyễn Văn Trung, ngụ thôn Ngọc Đỉnh, cho biết trước đây trường mầm non ở gần mà việc đưa 6 đứa cháu đến trường đang còn thấy khó khăn, giờ đây trường chuyển về khu trung tâm mà phải đưa 6 cháu đến trường thì ông không thể kham nổi. “Vợ chồng nó đi làm ăn xa, năm về được đôi ba lần, mình tôi loay hoay cho 6 đứa ăn uống rồi đưa tới trường thì rất khó khăn. Đi xe đạp thì quá lắm đèo được 2 cháu, vòng đi vòng lại mất cả chục cây số, rồi những hôm mưa gió, trời lạnh nữa chứ. Vì vậy bà con chúng tôi sẽ không cho con cháu đến trường mà vẫn muốn được học ở trường cũ” - ông Trung nói.

Trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Xen, Hiệu trưởng Trường mầm non xã Hoằng Hà, cho biết khu lẻ mầm non đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể cho các cháu học ở đây được nữa, nên nhà trường đã làm tờ trình lên Phòng GD-ĐT và được Phòng cho phép sát nhập trường. “Ngôi trường lẻ trước đây là khu lẻ của trường tiểu học Hoằng Hà, nó được xây dựng từ năm 1972 và đã được tu sửa nhiều lần, thế nhưng hiện nay đã xuống cấp rất nặng và có thể sập bất cứ lúc nào. Chuyển lên khu mới là đảm bảo tính mạng cho các cháu và để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn, nhưng phụ huynh chẳng chịu đưa các cháu đến trường” - bà Xen cho hay.

Cũng theo bà Xen thì hiện nay tại trường mới có 7 em nhỏ ở thôn Ngọc Đỉnh đưa con đến trường, số còn lại vẫn chưa đến trường. Điều đáng lo ngại là trong số hơn 180 em nhỏ thì hiện có tới 37 em sang năm mới sẽ bước vào lớp 1.

Ông Nguyễn Văn Tú, Phó Chủ tịch xã Hoằng Hà, nói: “Chúng tôi cũng đã tuyên truyền, giải thích cho phụ huynh hiểu rất nhiều lần nhưng phụ huynh thì vẫn đưa ra những lý do không thuyết phục. Mỗi lần họp, Đảng bộ xã đã nhờ các tổ chức đoàn thể, dân vận, phụ nữ đến vận động phụ huynh nhưng họ vẫn một mực không nghe”.

 

Văn bản trả lời của huyện Hoằng Hóa về việc phản đối chuyển trường của công dân.

Văn bản trả lời của huyện Hoằng Hóa về việc phản đối chuyển trường của công dân thôn Ngọc Đỉnh

 

Ngày 3-3, trao đổi với Báo Người Lao Động, bà Hoàng Thị Oanh, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Hoằng Hóa, cho biết: “Hiện trên khu trung tâm vẫn đang dành cho thôn này 2 phòng học tốt nhất, với đầy đủ các thiết bị học, đồ chơi hiện đại mà phụ huynh vẫn kiên quyết nói không. Họ không đưa con em đến trường thì thiệt thòi cho các cháu, chúng tôi cũng không thể dùng các biện pháp nào khác ngoài vận động, tuyên truyền” -  bà Oanh nói.

Cũng theo bà Oanh thì nguyện vọng của người dân sửa lại ngôi trường đó sẽ không được chấp nhận vì xu hướng sắp tới của giáo dục mầm non là tập trung hết về khu trung tâm. “Còn việc các cháu sang năm lên lớp 1 thì vẫn lên bình thường, không có ràng buộc nào cả. Thế nhưng các cháu sẽ bị thiệt thòi vì ảnh hưởng đến chất lượng học ở cấp 1 do không được học bài bản ở cấp mầm non” - bà Oanh khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo