xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quảng Bình: Đội mưa tầm tã viếng Đại tướng

Nhóm phóng viên (từ Quảng Bình)

(NLĐO) - Từ tờ mờ sáng 12-10, trời Quảng Bình tuôn mưa tầm tã. Mặc dù 7 giờ 30 phút mới chính thức diễn ra lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại UBND tỉnh Quảng Bình nhưng nhiều người đã đội mưa mang theo vòng hoa đến từ rất sớm.

img
Đến trưa 12-10, dòng người đến viếng vẫn đông kín
 
img
 
Đúng 10 giờ 30 phút, mưa vẫn như trút nước nhưng không cản nổi dòng người khắp nơi tiếp tục kéo về UBND tỉnh Quảng Bình. Trước sân UBND tỉnh, gần 100 đoàn với gần 1.000 người xếp hàng chật kín, chờ đợi vào viếng Đại tướng. Con đường Hùng Vương đoạn trước UBND tỉnh cũng đông nghịt. Đã có 37 đoàn vào viếng Đại tướng.
 
Rất nhiều đoàn lặn lội từ trong Cà Mau ra viếng Đại tướng, trong đó có đoàn chức sắc các Hội thánh Cao Đài, gồm 14 thành viên vừa xuống xe.
 
img
Đoàn của tỉnh Quảng Trị vào viếng
 
img
Đoàn của TP Đồng Hới, Quảng Bình
 
img
 
img
Vợ chồng ông Howrd Limbert "gặp lại" cố nhân
 
img
Cơn mưa nặng hạt không cản được dòng người đến viếng
 
img
 
img
 
Đặc biệt, với nhiều tình cảm sâu đậm do từng là nơi Đại tướng hoạt động, đoàn đại biểu nhân dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam do ông Nguyễn Văn Khương dẫn đầu cũng vượt hơn 300 km về tiễn đưa Đại tướng.
 

Về viếng Đại tướng, có cả những vị khách nước ngoài. Ông Howrd Limbert (56 tuổi, quốc tịch Anh) tưởng nhớ: “Năm 1992, tôi là người vinh dự được ăn cơm và nói chuyện với Đại tướng trong vòng 2 giờ. Tôi thấy Đại tướng là người cởi mở, yêu thiên nhiên. Nghe tin Đại tướng mất, vợ chồng tôi đến viếng Đại tướng để thể hiện lòng kính trọng”.

Ông Khương cho biết huyện Duy Xuyên rất đỗi tự hào được là một trong những vùng đất mà Đại tướng gắn bó trong quá trình hoạt động cách mạng. Những năm 1927 - 1928, Đại tướng đã về sống tại Duy Xuyên để bí mật vận động xây dựng lực lượng và phong trào cách mạng cùng một số vị tiền bối như nhà chí sĩ Lê Quang Sung.
 
Đặc biệt, vào tháng 8-2011, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình, Đại tướng đã gửi tặng một cây đa để trồng ở đền liệt sĩ Duy Xuyên. “Chúng tôi thay mặt gần 13.000 cán bộ và nhân dân toàn huyện xin đốt nén tâm nhang, kính cẩn nghiên mình tưởng niệm, tri ân công đức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tiễn đưa linh cữu Đại tướng về nơi an giấc ngàn thu” - ông Khương xúc động bộc bạch.   
 
img

img

img
Các đoàn lần lượt vào viếng Đại tướng
 
7 giờ 30 phút, lễ viếng Đại tướng chính thức được tiến hành. Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cùng 6 người cháu trong gia đình Đại tướng có mặt tại lễ viếng. Ông Lương Ngọc Bính - Bí thư Tỉnh ủy, trưởng Ban tổ chức tang lễ tại Quảng Bình - đọc điếu văn chính thức.
 
Đến 8 giờ 15 phút, đã có 10 đoàn vào viếng Đại tướng, còn tại bàn tiếp lễ viếng đã có trên 60 đoàn đăng ký viếng.
 
Trong lúc các đoàn lần lượt vào viếng, hàng ngàn người xếp hàng chờ trật tự mặc cho trời mưa to. Trong dòng người có nhiều cụ già, em nhỏ, lặn lội từ xa xôi đến.

img
Hàng ngàn người dân trật tự xếp hàng dưới mưa chờ vào viếng
 
img
 
img
Các cựu chiến binh có mặt từ rất sớm
 
img
  
Ông Trần Công Hùng (80 tuổi, ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã chờ đợi từ mấy ngày qua để đến viếng Đại tướng. Sáng 12-10, trời đổ mưa tầm tã nhưng ông vẫn đội mưa đến để thắp nhang. “Tôi đã gặp đại tướng rất nhiều lần trong kháng chiến. Đối với tôi, đại tướng là một vị tướng tài. Ông ra đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn với dân tộc Việt Nam” – Ông Hùng bật khóc.
 
Ông Phạm Văn Thư (ngụ Đông Sơn, TP Đồng Hới) kể do trời mưa nên 6 giờ ông đã đón xe buýt xuống trụ sở UBND tỉnh để viếng Đại tướng. “Tôi và Đại tướng có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi từng được gặp Đại tướng ở tỉnh ủy Tây Thành, được Đại tướng ân cần động viên trong công việc, nhờ đó trưởng thành hơn” - ông Thư tâm sự.
 
img
Mặc cho trời mưa, người dân Quảng Bình có mặt tại UBND tỉnh từ rất sớm...

img
...và chân thành bày tỏ lòng tiếc thương Đại tướng

img
Ban tang lễ cũng có mặt từ sớm
 
Đoàn cựu chiến binh 3 chiến dịch lịch sử Việt Nam (Điện Biên Phủ, Điện Biên phủ trên không, Hồ Chí Minh) là đoàn có mặt ở UBND tỉnh sớm nhất. Có mặt trong đoàn, bà Nguyễn Thị Ngân (61 tuổi, ở Quảng Trạch, Quảng Bình), xúc động: “Dù chưa gặp bác lần nào nhưng lần này đến viếng, tôi có cảm giác như mất một người cha, người thân trong gia đình”. Bà Ngân cho biết thêm đoàn cựu chiến binh có 300 - 400 người nhưng do đường xá xa xôi nên nhiều người không thể đến viếng. Họ đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình Đại tướng.
 
Ông Thân Anh Truyền (68 tuổi, ở TP Đồng Hới, thuộc đoàn Quân chuẩn Phòng không không quân) nghẹn ngào kể ông may mắn được gặp Đại tướng vài lần nhưng lần này rất khác vì “không còn được nhìn thấy bác nói bác cười nữa”.
 
img
Đại diện gia đình Đại tướng tại lễ viếng
 
img
Các đoàn nghiêm chỉnh chờ vào viếng
 
img
Bà Võ Thị Huệ thuộc đoàn cựu chiến binh 3 chiến dịch

img
Thanh niên Quảng Bình...

img
...tiếc thương Đại tướng
 
Từ quê nhà Đại tướng ở xã Lộc Thủy, đoàn UBND xã do ông Bùi Hữu Đức, bí thư đảng ủy xã, dẫn đầu đã có mặt tại lễ viếng. Mặc dù quê nhà đang tất bật lo khắc phục hậu quả bão số 10 song hàng ngàn người vẫn gác công việc đến tiễn đưa Người.
 
Trong khi đó, từ 6 giờ 30, trước cổng UBND tỉnh, hàng trăm thanh niên Quảng Bình mang theo hình Đại tướng có mặt. Em Trần Thái Phương tâm sự: “Bác Giáp là tấm gương sáng, người anh hùng vĩ đại mà thanh niên chúng em quyết tâm noi theo để rèn luyện phẩm chất cho bản thân mình”.
 
"Thấy linh cữu Đại tướng, có chết cũng thỏa lòng"
 
Bất kể trời mưa gió, bà Quế Thị Nhung (79 tuổi, ngụ Yên Thành, Nghệ An) một mình lặn lội đến viếng lễ tang Đại tướng. Bà Nhung cho biết bà rất ngưỡng mộ Đại tướng nên dù gia đình ngăn cản, bà vẫn đón tàu hỏa từ TP Vinh đến TP Đồng Hới để viếng. Bà Nhung đến viếng chỉ với một chiếc nón lá trên đầu để che mưa và một túi xách nhỏ. “Tôi chờ từ sáng sớm đến giờ để chờ đợi được thắp nhang cho đại tướng. Chỉ khi nào thắp được nén nhang lên bàn thờ thì tôi mới mãn nguyện. Ngày mai, tôi muốn được ra sân bay Đồng Hới để tận mắt được nhìn thấy linh cữu của đại tướng. Làm được những điều này thì dù có chết tôi cũng thỏa lòng” – bà Nhung bật khóc.
  
Không cầm được nước mắt, cụ bà Nguyện Thị Lệ Vinh (78 tuổi, trú TP Huế, Thừa Thiên – Huế) bộc bạch nghe tin Đại tướng mất mà giống như mất đi một người anh. Do đó, bà không quản đường xa, tuổi già sức yếu để đón xe đò ra Quảng Bình viếng Đại tướng.
 
Ông Nguyễn Tấn Lực thì đến từ Phú Yên. Nguyên là bộ đội binh đoàn Trường Sơn, ông Lực nói đã có vinh dự gặp Đại tướng năm 1999. “Đại tướng ôm tôi mà khóc khi tôi tặng bác mấy câu thơ và 2 gói tiêu. Sau này, bác có gửi hình cho tôi, thật là cảm động” – ông Lực bồi hồi nhớ lại.
 
Từ tận TP HCM, ông Đậu Đức Nam, nguyên cựu tù Phú Quốc, lặn lội ra Quảng Bình tiễn đưa Đại tướng. Ông chia sẻ: “Bác là người đồng chí đồng đội, bác mất đi tôi tưởng như mất một phần cơ thể của mình”.
 
img
Đoàn 5 người của Công ty Sáng Ban Mai (Bình Dương) vừa có mặt ở Quảng Bình sáng sớm nay
 
Đoàn 5 người của Công ty Cổ phần Sáng Ban Mai (Bình Dương) vừa ra đến Quảng Bình sáng nay và đứng dầm mưa từ sớm để mong được vào viếng Đại tướng. Ông Trần Thành Trọng, tổng giám đốc công ty, xúc động cho biết ông rất kính trọng Đại tướng nên dù trong TP HCM có lập bàn thờ nhưng ông vẫn muốn ra tận quê hương Đại tướng để tỏ lòng thành kính. "Cụ là người đán kính và đáng để cho thế hệ sau học hỏi" - ông Trọng tâm sự.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo