xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết chặn văn bản hành dân

THẾ KHA thực hiện

TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, khẳng định không nể nang “thông qua” những văn bản có nội dung trái luật, hành dân

* Phóng viên: Ngay sau khi báo chí phản ánh những phân tích xác đáng của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về Công văn 1042 (chụp ảnh, quay phim CSGT phải xin phép), Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67- Bộ Công an) đã lập tức bãi bỏ nội dung này. Ông có thấy vui không khi cơ quan liên quan xử lý nhanh như vậy?

- TS Lê Hồng Sơn: Công văn 1042 là văn bản lưu hành nội bộ nên chúng tôi có được văn bản này không phải từ C67 mà nhờ báo chí cung cấp. Vì vậy, khi dư luận phản ánh, chúng tôi phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp rồi mới đề nghị họp với C67. Cũng qua báo chí, tôi biết nội dung đó vừa bị hủy bỏ. Cơ quan nào cũng phản ứng nhanh trước các quy định trái luật như thế thì xã hội sẽ được nhờ.

* Trong 10 năm qua, có văn bản trái luật nào bị cục “tuýt còi” nhưng cơ quan ban hành lại quyết không sửa?

- Không có. Phần lớn khi chúng tôi phát hiện, cơ quan soạn thảo nhận sai và chỉnh sửa ngay

img
Sau khi được góp ý, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt đã bãi bỏ nội dung chụp ảnh,
quay phim CSGT phải xin phép. Ảnh: TẤN THẠNH

* Có ý kiến cho rằng ông rất khéo khi xem báo chí là “bạn đồng hành” để tăng sức nặng cho những lần “tuýt còi” văn bản trái luật ?

 - Nói khéo là hơi quá nhưng tôi biết giá trị của báo chí, công luận và sự cộng hưởng công việc của mình với sức mạnh của công luận.

 * Cũng có dư luận cho rằng trước nhiều quy định gây bức xúc xã hội nhưng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lại chậm trễ vào cuộc?

 - Theo chức năng nhiệm vụ, chúng tôi chỉ kiểm tra những văn bản đã ban hành. Do đó, cục muốn vào cuộc sớm hơn cũng không được. Trước đây, khi văn bản ban hành, chúng tôi mới có trách nhiệm kiểm tra. Tuy nhiên, vài năm gần đây, khi vướng vấn đề gì, cơ quan soạn thảo có nhờ chúng tôi hỗ trợ sớm. Đây là chuyển biến tích cực.

Tôi cũng nghe ý kiến cho rằng cục chỉ kiểm tra khi dư luận đã phản ánh. Đó chỉ là số ít bởi có đến hàng ngàn văn bản chúng tôi phát hiện và yêu cầu chỉnh sửa nhưng dư luận không biết. Trong công tác kiểm tra, đã “mở miệng” thì phải có trách nhiệm, phải tham gia thảo luận, như Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng có nội dung trái Luật Cư trú, phải trải qua 7-8 lần họp căng thẳng thì quan điểm của chúng tôi mới được chấp nhận.

* Có khi nào ông bị “vận động” để thông qua những dự thảo có vấn đề?

 - Có chứ. Chất lượng văn bản kém mà “thông qua” cho nhau thì sẽ bị xã hội phản ứng ngay. Tôi không chấp nhận kiểu vận động “anh thông qua cho”. Giúp nhau là hỗ trợ nâng cao chất lượng của văn bản chứ không phải dễ dãi thông qua.

* Ông có chịu nhiều áp lực sau những lần kiên quyết như thế ?

 - Cũng không ít đâu. Một khi mình đưa ra ý phản biện thì chắc chắn sẽ nhận được những phản ứng khác nhau. Có những phản ứng mà người ta quên mất vấn đề là phải cãi lý về nội dung của văn bản, chứ không thể dựa vào vị trí quản lý để gây áp lực được.

 * Qua nhiều văn bản có nội dung gây bức xúc dư luận gần đây, ông đánh giá như thế về công tác xây dựng văn bản ở các bộ, ngành?

 - Trong xã hội phát triển hiện nay đòi hỏi lực lượng xây dựng văn bản phải nâng cao trình độ. Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm, được đào tạo để xây dựng văn bản thì lại đang rút lui dần. Lực lượng thay thế thì yếu nhiều thứ quá, như thiếu kinh nghiệm, trình độ đào tạo không đảm bảo yêu cầu.

img

Ngoài ra, còn thiếu cơ chế phối hợp khi xây dựng văn bản, còn có tâm lý đối phó, cố đẩy sang khâu sau rồi thúc giục thẩm định, ban hành. Nói là vận động hành lang thì hơi nặng nhưng ở từng khâu vẫn còn  chuyện “thuyết phục” nhau để thông qua. Vấn đề cốt lõi là phải có một đội ngũ pháp chế có tư chất, chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản.

* Dư luận đang chờ cục “ra tay” với dự thảo của liên bộ Y tế - Giao thông Vận tải về chuyện “ngực lép không được lái xe”?

 - Đây mới là dự thảo nên chưa biết cơ quan soạn thảo sẽ chỉnh sửa thế nào nên chúng tôi chưa thể vào cuộc. Trước đây, tôi đã cảnh báo: Theo mấy chục tiêu chí về sức khỏe,  cả những nhân viên Bộ Y tế đi khám sức khỏe để lấy bằng lái xe gắn máy có thể sẽ bị các bộ phận chức năng “lắc đầu” bởi không đạt tiêu chuẩn, dù những tiêu chuẩn này không liên quan gì tới điều khiển xe máy an toàn.

Tôi đồng ý khi điều khiển giao thông phải có tiêu chuẩn về sức khỏe nhưng ngưỡng nào để xã hội chấp nhận, đủ điều kiện điều khiển phương tiện an toàn, chắc chắn Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải phải rất thận trọng khi ban hành văn bản liên quan.

Hôm nay, 26-8, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp sẽ kỷ niệm 10 năm thành lập. Trong 10 năm, qua kiểm tra khoảng 27.000 văn bản, cục phát hiện trên 4.800 văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo