xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rộng đường phát triển

Lê Đăng Doanh

Chúng ta đã tụt hậu so với các nước trong khu vực. Hy vọng năm 2015 sẽ mở đầu những bước cải cách thể chế quan trọng để chặn đứng đà tụt hậu này và đưa đất nước tiến lên

Khoa học - công nghệ đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh kinh tế, quân sự của từng nước; đến công ăn việc làm của người lao động; đến giáo dục - đào tạo; đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục thay đổi sâu sắc hoạt động kinh tế - xã hội. Nhiều phát minh mới sẽ nâng cao năng suất lao động, thay đổi tính năng công việc, chất lượng cuộc sống.

Trong bối cảnh đó, các nước đều phải tăng cường năng lực đề kháng (resilience) của nền kinh tế bằng tăng dự trữ các nguồn lực và tăng cường năng lực phân tích, dự báo và xây dựng chính sách. Trong một thế giới biến động rất nhanh, đột ngột thì năng lực phản ứng linh hoạt (flexibility) và khả năng thích nghi (adaptation) trở thành những yếu tố sống còn cho quốc gia hay doanh nghiệp. Bộ máy nhà nước và doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian để không bị đối thủ giành mất thị phần.

Để thích nghi, nhiều quốc gia xây dựng mô hình nhà nước trọng dụng nhân tài (meritocracy); khuyến khích và đón nhận sáng tạo, tạo ra cơ chế để nhà nước có năng lực phát hiện sớm nhất những sai lầm, lạc hậu của mình và nhanh chóng điều chỉnh, sửa sai. Một nhà nước như vậy, coi trọng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, lãnh đạo lắng nghe các ý kiến phản biện, các kiến nghị trái chiều, sẵn sàng thay đổi và cải cách. Để có thể tự thay đổi, nhà nước thực hiện công khai, minh bạch, tổ chức và luật hóa việc giám sát của người dân với hoạt động của nhà nước. Người dân Hàn Quốc biết lịch làm việc của tổng thống và thủ tướng; người dân Thụy Điển kiểm soát các chi tiêu của Chính phủ, từ giá vé máy bay (họ không có chuyên cơ) đến giá phòng khách sạn khi thủ tướng đi công cán nước ngoài. Sáng tạo, phát minh mới đòi hỏi nhà nước phải điều chỉnh tâm thế của mình, sẵn sàng điều chỉnh khung pháp luật để đón nhận cái mới, vận dụng sớm nhất những tiến bộ kỹ thuật. Chính vì vậy, các nước đều nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ.

Trong năm 2014, Chính phủ đã ý thức được yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, đã có Nghị quyết 19/NQ-CP để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ.  Đích thân Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành thuế, hải quan, xây dựng, quản lý đất đai phải nỗ lực cắt giảm các thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp và dân cư khi hoàn thành các thủ tục liên quan. Chính phủ đã trình Quốc hội và đã được thông qua các luật có nhiều nội dung đổi mới quan trọng như Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 và  Luật Nhà ở 2014, hy vọng sẽ mang lại những cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2015, mở ra con đường phát triển lạc quan.

Mới đây, ngày 9-2-2015, Thủ tướng Chính phủ trong trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đã cho biết trong năm 2014, số giờ nộp thuế đã giảm 290 giờ, từ 537 giờ/năm nay còn 247 giờ/năm và từ ngày 1-1-2015 sẽ tiếp tục giảm thêm 80 giờ - còn 167 giờ/năm, thấp hơn mức trung bình của ASEAN-6 là 172 giờ/năm. Đó là những thông tin rất đáng mừng cho giới doanh nghiệp và cần được điều tra độc lập để xác minh mức độ thực hiên trong thực tế ở các địa phương.

Dù vậy, doanh nghiệp cũng than phiền về mật độ thanh tra của các ngành, các cấp quá dày, quá kéo dài và luôn đòi hỏi có tiền “lót tay” để có kết quả thuận lợi cho doanh nghiệp. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JBA) tiếp tục kêu ca về nạn thu phí ngoài pháp luật khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu như thu phí đóng dấu xác nhận xuất khẩu, phí sửa đổi tờ khai, phí làm thêm giờ… Điều này cho thấy cuộc cải cách sẽ còn tiếp diễn và hoàn toàn không dễ dàng.

Nên chăng cần có luật quy định rõ ràng việc nghiêm cấm vòi vĩnh doanh nghiệp, sách nhiễu nhà đầu tư; có quy định đưa các thông tin cụ thể lên mạng để dân giám sát… Việc giám sát để tránh bóp méo môi trường kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh cũng cần được thực hiện sớm trong năm 2015.

Có như vậy mới thay đổi động lực các doanh nghiệp vốn kinh doanh dựa trên “quan hệ” chuyển sang kinh doanh dựa vào nâng cao năng lực cạnh tranh, vận dụng khoa học - công nghệ, tạo đà đưa nền kinh tế tiến tới...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo