xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rượu, bia, thuốc lá sẽ chịu thuế rất cao

Tô Hà - Nguyễn Quyết

Chính phủ đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng trên cao nhất là 75% nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng các mức này còn thấp

Ngày 4-11, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật thuế.

Muốn tăng thuế để hạn chế tiêu dùng

Theo dự thảo, Chính phủ đề xuất tăng thuế thuốc lá từ mức 65% lên 70% vào năm 2016 và 75% vào năm 2019. Rượu trên 20 độ tăng thuế từ 50% lên 65%, rượu dưới 20 độ tăng thuế từ 25% lên 35% vào năm 2016 và còn tăng thêm 5% trong mỗi năm tiếp theo.

Đa số đại biểu (ĐB) đều thống nhất quan điểm cần tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia trước hết vì mục đích hạn chế tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cho người dân, sau mới tính đến mục đích tăng thu ngân sách nhưng mức tăng như đề xuất của Chính phủ là quá thấp.

 

Nhiều đại biểu đoàn TP HCM đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá Ảnh: HOÀNG NGỌC
Nhiều đại biểu đoàn TP HCM đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá Ảnh: HOÀNG NGỌC

 

ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP HCM) cho rằng thuốc lá, rượu, bia ở Việt Nam bán quá rẻ. Giá 1 bao thuốc lá chỉ tương đương 1 lít sữa trong khi ở một số nước tương đương 4 lít sữa. Do đó, Việt Nam nằm trong tốp 15 nước hút thuốc lá nhiều nhất và nằm trong nhóm đầu thế giới về uống rượu, bia. Cho nên, phải tăng thuế mạnh hơn, nhanh hơn, năm 2015 tăng ngay thuế TTĐB đối với rượu lên 70% và 45% tương ứng với loại trên 20 độ và dưới 20 độ. ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP HCM) còn đề xuất tăng mạnh hơn là 75% và 50%. Còn thuế TTĐB thuốc lá thì nên tăng ngay lên 75% vào năm 2016, đến năm 2018 tăng lên 100%. Riêng ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) còn đề xuất tăng thuế TTĐB thuốc lá lên 200%.

Về giải thích của Chính phủ là năm 2016 mới bắt đầu tăng thuế để tránh gây sốc đến sản xuất trong nước, đồng thời không “kích thích” buôn lậu, ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng thuốc lá lậu chỉ có ở những nhãn hiệu Việt Nam không sản xuất. Hơn nữa, ngành này đã có nhiều lợi nhuận, không sợ gây tác động lớn. Nhiều ĐB khác cho rằng việc tăng thuế phải gắn liền với chống buôn lậu; tiền tăng thuế nên dành một phần chi cho bảo hiểm y tế để bù đắp một phần sức khỏe cho người dân.

Tranh luận về thuế game và trúng thưởng

Đáng lưu ý là tại dự thảo Luật Thuế TTĐB trình Quốc hội tại kỳ họp này, Chính phủ đã rút đề xuất đánh thuế 10% đối với trò chơi điện tử trực tuyến (game online) nhưng không ít ĐB lại đề nghị bổ sung vào danh mục chịu thuế. ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng nên cân nhắc sử dụng thuế TTĐB như một công cụ hữu hiệu điều tiết tiêu dùng với game vì hiện nay giới trẻ rơi vào tình trạng nghiện game, ít đọc sách. Có ĐB còn đánh giá game bạo lực quá nhiều chính là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và tư cách cá nhân của người nghiện game. Đây không phải lĩnh vực khuyến khích nên cần đưa vào chịu thuế TTĐB.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son lại cho rằng không nên đánh thuế game và có thể hạn chế mặt trái của game bằng việc khuyến khích game giải trí, giảm game bạo lực, kiểm soát thời gian chơi. Theo ông, tại Việt Nam, game đang dần trở thành ngành kinh tế, với doanh thu năm 2013 đạt 4.000 tỉ đồng, tạo việc làm cho 7.500 người; đồng thời góp phần tuyên truyền giáo dục về lịch sử truyền thống.

Một nội dung khác cũng không nhận được sự đồng thuận cao trong phiên thảo luận là đề xuất không thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với người trúng thưởng trong casino. Hiện nay, người chơi trúng thưởng trên 10 triệu đồng phải nộp thuế TNCN 10%. Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách không đồng ý bỏ khoản thu này vì cho rằng không phù hợp với nguyên tắc của Luật Thuế TNCN, tạo sự bất bình đẳng với cá nhân khác có nghĩa vụ nộp thuế. Một số ĐB khác cho rằng casino là loại hình giải trí không khuyến khích, bỏ thuế TNCN là trái quan điểm nói trên và khó giải thích với cử tri.

 

Không đồng tình xóa nợ thuế

Đối với nội dung xóa nợ khoảng 4.000 tỉ đồng tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1-7-2013 như đề xuất trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật thuế, nhiều ĐB không đồng tình. Bởi vì, đây là quyết định xử phạt đối với người vi phạm cần phải thực hiện nghiêm để không dẫn tới “nhờn” luật, đồng thời không làm giảm thu ngân sách nhà nước.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo