xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sản xuất thực phẩm bẩn là tội ác

Văn Duẩn

Mỗi năm, nước ta có khoảng 70.000 người chết vì ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn

Sáng 5-6, Quốc hội (QH) thảo luận cả ngày ở hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016. Các đại biểu (ĐB) đã chỉ ra những bất cập, chồng chéo trong công tác quản lý.

Gây bức xúc cho toàn xã hội

ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cho biết vấn đề ATTP không phải mới phát sinh mà đã được lên tiếng từ nhiều năm qua. Từ năm 2009, QH khóa XII đã thực hiện giám sát tối cao về ATTP và ban hành một nghị quyết riêng về vấn đề này. Tuy nhiên đến nay, chuyển biến còn chậm và tình trạng thiếu ATTP vẫn xảy ra khá phổ biến, gây bức xúc cho toàn xã hội. Đa số người dân đều không yên tâm với thực phẩm đi mua.

Dẫn báo cáo của Chính phủ giai đoạn 2011-2016 có 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc, 164 người chết, ĐB Mai cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm.

Đồng quan điểm, ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) thẳng thắn cho rằng những gì chúng ta biết và xử lý về vi phạm ATTP vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng trong khi mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Dẫn hàng loạt vụ phát hiện, bắt giữ thực phẩm quá hạn, không nguồn gốc như thịt, nội tạng động vật hôi thối nhập từ Trung Quốc; chế biến măng chua bằng các chất tẩy trắng, dùng thuốc trừ cỏ để bảo quản và thúc ép chuối chín..., ông Nhân cho rằng có thể nói hóa chất độc hại, chất cấm và thực phẩm bẩn đội lốt đã không chừa một sản phẩm nào.

"QH nghĩ gì khi báo cáo của đoàn giám sát cho thấy mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn" - ĐB Nhân quyết liệt.

Từ những phân tích trên, ông Nhân cho rằng chúng ta đã nhiều lần kêu gọi sự tử tế từ người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng những gì nhận được chỉ là sự phản hồi yếu ớt do cái bóng quá lớn của lợi nhuận bao trùm lên ý chí, chi phối dẫn đến hành động thiếu lương tri của họ. Một khi tấm lòng và sự kiên trì đã đến giới hạn, lời giải cuối cùng và cần thiết lúc này chính là sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật.

"Thấy tội ác mà không lên tiếng đấu tranh, tố giác, nhắm mắt làm ngơ, chọn giải pháp an toàn cho mình thì có khác gì thỏa hiệp, bắt tay với cái ác và cũng đáng bị lên án" - ông Nhân bày tỏ và kêu gọi mọi người mạnh dạn lên tiếng tố giác, đấu tranh tới cùng.

Sản xuất thực phẩm bẩn là tội ác - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị sửa quy định xử phạt về vi phạm an toàn thực phẩmẢnh: TTXVN

Cần một đầu mối quản lý

Nhiều ĐB lên tiếng về những bất cập, chồng chéo trong công tác quản lý vệ sinh ATTP. ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ) cho rằng không nên để 3 bộ (Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng quản lý mà thu về một đầu mối.

Còn theo ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), để xảy ra tình trạng mất ATTP có trách nhiệm của cả 3 bộ nhưng phần nêu trách nhiệm rất chung chung, không rõ.

"Nếu chúng ta không chỉ rõ địa chỉ và không làm rõ trách nhiệm; bộ, ngành nào, địa phương nào chưa làm tốt thì sẽ khó cải thiện được tình trạng này trong tương lai" - ĐB Cường bày tỏ.

ĐB Hồ Thanh Bình (An Giang) lo lắng người dân sẽ nghĩ gì về nhà nước khi câu hỏi về ATTP được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng chưa có lời giải đáp căn cơ? Ông đề nghị từ trung ương đến địa phương cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý và thực thi luật pháp để nhanh chóng khôi phục lòng tin của nhân dân.

"Người dân đã sẵn sàng tuyên chiến với những bất cập trong công tác ATTP, xin hỏi Chính phủ đã sẵn sàng chưa? Đã đến lúc chúng ta cần một cơ quan chuyên trách đủ năng lực và uy tín để tiến hành cuộc chiến này" - ĐB Bình đề nghị.

ĐB Nguyễn Hữu Toàn, Phó Tổng Thư ký QH, cho rằng nguyên nhân chính của những yếu kém nêu trên là do hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước còn hạn chế, thể chế chính sách chưa phù hợp, thiếu đồng bộ; chế tài chưa đủ răn đe, ngăn ngừa chưa có hiệu quả. Vì vậy, đề nghị khẩn trương tổng kết mô hình quản lý nhà nước về ATTP và Ban Chỉ đạo ATTP. Trên cơ sở đó, sớm quyết định đổi mới, hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về ATTP, bảo đảm phân định rõ trách nhiệm tập trung đầu mối cơ quan chủ trì, tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) cho biết mô hình ban quản lý ATTP cấp tỉnh không phải là tổ chức mới mà là tổ chức lại để hợp lý hơn, tập trung đầu mối có tính chuyên nghiệp hơn, từ đó địa phương có điều kiện để đầu tư nhân lực, cả về điều kiện vật chất để thực hiện nhiệm vụ. "Chỉ TP HCM thí điểm thôi là chưa đủ, QH cần chỉ đạo để Chính phủ mở rộng thí điểm ít nhất là một số địa phương để có điều kiện đánh giá. Trên cơ sở đó, chúng ta cho ý kiến một cách thực chất nhất để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp và không rõ trách nhiệm về quản lý vấn đề ATTP hiện nay" - ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.

Đồng quan điểm, ĐB Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) đề nghị nếu qua thí điểm đánh giá mô hình ban quản lý ATTP cấp tỉnh hiệu quả, chúng ta cần sớm nhân rộng, triển khai trên toàn quốc.

Cũng trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp thu các ý kiến đóng góp của ĐB, đồng thời đề nghị nên sửa đổi các quy định xử phạt liên quan về vi phạm ATTP.

"Có những vụ ngộ độc gây tử vong hàng loạt do rượu chứa methanol nhưng không thể truy tố vì chưa có căn cứ pháp lý. Chúng ta nói rất nhiều đến trách nhiệm quản lý nhà nước nhưng mảng doanh nghiệp, nhà sản xuất coi thường sức khỏe người dân, vì lợi nhuận mà quên đi lương tri, cố tình làm trái pháp luật song việc xử lý, xử phạt còn nhẹ, không đủ sức răn đe" - bà Tiến bày tỏ.

Không thể đòi người tiêu dùng phải thông thái

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng quan trọng nhất trong quản lý nhà nước hiện nay là phải xây dựng xã hội với người tiêu dùng thông thái bởi người tiêu dùng đồng thời trực tiếp là người lao động sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm nên hiểu rõ về cây rau, con heo, con gà… Do vậy, cần tuyên truyền để người dân tự giác hiểu.

Không đồng thuận với quan điểm nêu trên, các ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên), Thái Trường Giang (Cà Mau) tranh luận và cho rằng không thể đòi hỏi người tiêu dùng phải thông thái. Trong bối cảnh hiện nay, theo ĐB Nguyễn Thái Học, người dân đói thì phải ăn, khát phải uống mà không có sự lựa chọn. Do vậy, cốt yếu vẫn phải là trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo