xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao cứ đẩy việc lên Thủ tướng!

Dương Quang

Lại thêm một chuyện nữa, mới nhất, xếp hàng xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Đó là có áp giá sàn vé máy bay hạng phổ thông nội địa hay không.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết như trên tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3-4.

Áp giá sàn vé máy bay hạng phổ thông các đường bay nội địa là đề xuất của 1-2 hãng hàng không trong nước. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình và qua tham vấn các bộ - ngành hữu quan, Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn đủ thẩm quyền để quyết định. Ấy thế mà bộ không tự làm được!

Nhìn rộng ra, thật lạ, có rất nhiều việc các tỉnh - thành và bộ - ngành đẩy lên Chính phủ nhờ giải quyết. Cho là bị thế lực bảo kê “cát tặc” nhắn tin đe dọa, UBND một tỉnh gửi công văn cầu cứu Thủ tướng. Chưa thống nhất về điều chỉnh giá xăng dầu, liên bộ xin Thủ tướng cho ý kiến. Xây resort trong vườn quốc gia, bị tố có dấu hiệu trái phép, các bên ngồi chờ Thủ tướng chỉ đạo. Đà Nẵng với dự án hầm chui qua sông Hàn và làm du lịch trên núi Sơn Trà cũng khiến Thủ tướng phải có ý kiến… Những trường hợp kiểu như vậy không thể kể hết.

Đó là chưa nói vô số vụ việc khác, nhiều nơi chờ có chỉ đạo của các phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực thì mới khẩn trương xử lý.

Quyết định của Thủ tướng hay các phó thủ tướng, gọi chung là của người đứng đầu Chính phủ, đối với những vụ việc thuộc hệ thống hành pháp hiển nhiên là cao nhất, hầu như là quyết định cuối cùng. Nhưng điều đó không có nghĩa là người lãnh đạo bộ máy hành chính phải đi làm thay và chịu trách nhiệm thay cho cấp dưới. Một khi đã phân cấp, phân quyền rồi và đã có đủ các thiết chế pháp lý rồi thì trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, các bộ - ngành và tỉnh - thành nên chủ động tự quyết. Đó cũng là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm; biết san sẻ gánh nặng công việc với cấp trên. Chính phủ hằng ngày có trăm công ngàn việc phải giải quyết, nếu ở dưới hễ gặp khó chuyện gì cũng đẩy lên Thủ tướng thì người đứng đầu Chính phủ làm sao tránh được quá tải? Và ở chiều ngược lại, bộ máy cấp dưới sẽ sinh lười nhác, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu quyết đoán, thiếu dũng khí. Mà việc gì cũng chờ trung ương chỉ đạo trong khi bên dưới có thể quyết định thì chắc chắn sẽ gây trì trệ, kém hiệu quả.

Tình trạng xã - phường xin ý kiến huyện - quận, huyện - quận xin ý kiến tỉnh - thành, tỉnh - thành xin ý kiến trung ương đã diễn ra nhiều năm qua và sẽ còn kéo dài. Nguyên nhân bắt nguồn từ thể chế mà ra. Phải sớm thay đổi tư duy hướng tới cải cách thể chế. Và chẳng phải bắt đầu từ đâu xa, chỉ cần các bộ - ngành, tỉnh - thành làm đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ tháng 4-2016 - phiên họp thường kỳ đầu tiên kể từ khi Chính phủ mới được kiện toàn. Tại đây, Thủ tướng nêu rõ phương thức chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là chuyển từ mệnh lệnh hành chính sang kiến tạo, phục vụ. Ông tuyên bố: “Cần phân cấp, phân quyền rõ ràng. Cái gì bộ, ngành, địa phương làm tốt thì để bộ, ngành, địa phương làm, không đẩy lên Chính phủ và Thủ tướng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo