xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao không nhờ trọng tài “xử” tranh chấp xây dựng!

TRƯỜNG HOÀNG

Khi xảy ra tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng, các bên thường chọn tòa án mà quên mất trọng tài

Ngày 21-4, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam phối hợp với Sở Xây dựng TP HCM tổ chức hội thảo kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, các tranh chấp phổ biến trong lĩnh vực xây dựng hiện nay là sự phân định nội dung các bước thiết kế không rõ ràng; thay đổi cơ bản nội dung thiết kế trong quá trình thiết kế mà không xét tăng chi phí; chậm thanh toán chi phí tư vấn, lại có yếu tố về chất lượng công việc tư vấn không đạt; giám sát quyền tác giả không thực hiện nghiêm túc, cả khi tư vấn là nước ngoài; tư vấn thực sự không đủ năng lực nhưng vẫn được ký hợp đồng, dù đã thông qua đấu thầu, chọn thầu…

Ngoài ra, còn có các tranh chấp như chủ đầu tư và các bên liên quan không thống nhất về chất lượng xây dựng; một trong các bên vi phạm nội dung hợp đồng; thực hiện không đạt các nội dung đã cam kết trong hồ sơ mời thầu; không ký nghiệm thu; không tuân thủ quy chế bảo trì công trình… Lý do dẫn đến tranh chấp là do nội dung hợp đồng chưa chặt chẽ; mỗi bên liên quan đều chưa có ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ hợp đồng từ đầu; chưa đọc kỹ từng mục hợp đồng trước khi ký; chưa nhắc nhở bằng văn bản, thông báo cho bên đối tác biết từ khi bắt đầu xuất hiện các yếu tố có thể gây tranh chấp; chưa cẩn thận, chăm chút, nhất là khi chọn thầu (không qua đấu thầu)… Đặc biệt, chưa áp dụng hợp đồng FIDIC (Liên đoàn quốc tế của các kỹ sư tư vấn) đối với những dự án lớn, dự án vốn ODA, dự án công nghệ phức tạp, hay các bên liên quan có yếu tố nước ngoài.

“Hầu hết các tranh chấp trên nếu không được giải quyết thỏa đáng, các bên lập tức đưa nhau ra tòa mà “quên” nhờ đến trọng tài trong khi không ít các hợp đồng có thỏa thuận trọng tài. Như vậy là một thiệt thòi không nhỏ” - PGS-TS Đỗ Văn Đại, Trưởng Khoa Dân sự Đại học Luật TP HCM, nói. Theo ông Đại, tranh chấp hợp đồng xây dựng chỉ được giải quyết bằng trọng tài khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Phán quyết của trọng tài có giá trị như một bản án nhưng phán quyết của trọng tài không bị phúc thẩm, giám đốc thẩm và có hiệu lực thi hành ngay. Thời điểm giải quyết tranh chấp linh hoạt, có thể là cuối tuần miễn các thuận lợi cho các bên tranh chấp.

Ngoài ra, tính bảo mật nội dung vụ việc của trọng tài cao vì chỉ có người có liên quan mới được biết nội dung vụ việc. Trọng tài còn linh động trong thủ tục tố tụng, ví dụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài và ra trọng tài không phải dịch tài liệu nước ngoài sang tiếng Việt, thậm chí phán quyết vừa bằng tiếng nước ngoài, vừa bằng tiếng Việt. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài. “Đặc biệt, hiệu lực của phán quyết của trọng tài cũng rất quan trọng. Ví dụ công ty Việt Nam thắng kiện công ty nước ngoài và công ty nước ngoài không có tài sản ở Việt Nam nên phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài…” - PGS-TS Đỗ Văn Đại nói về cái lợi khi nhờ trọng tài “xử” tranh chấp xây dựng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo