xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sợ ra đường

An Quý

Nếu ai “lỡ” truy cập vào mục “Tin nóng tai nạn giao thông (TNGT)” trên trang web của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì chắc chắn sẽ bị ám ảnh bởi mật độ thông tin về chết chóc, thương tật dày đặc.

Chỉ riêng trong 9 ngày nghỉ Tết, cả nước xảy ra 536 vụ TNGT, làm chết 317 người, bị thương 509 người. So với cùng kỳ Tết năm 2014, TNGT giảm 40 vụ nhưng tăng 35 người chết…

Tính ra, vào dịp trên, mỗi ngày có hơn 35 người chết vì TNGT!

Đây chỉ là con số trên sổ sách, số người thiệt mạng vì TNGT thực tế cao hơn rất nhiều bởi công cụ thống kê của cơ quan chuyên trách không thể vươn tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể hơn, mỗi năm số người chết vì TNGT phải nhiều hơn 10.000 người - số liệu do các ngành chức năng công bố.

Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia hay ban an toàn giao thông các tỉnh - thành, TNGT như con ngựa bất kham. Ngay cả khi cấp Chính phủ tuyên bố địa phương nào để tăng số vụ TNGT nghiêm trọng và số người chết vì TNGT thì chủ tịch UBND tỉnh, thành bị kỷ luật, tình trạng TNGT vẫn không giảm, thậm chí có nơi tăng. Ví như tỉnh Khánh Hòa, không biết làm gì hơn, lãnh đạo tỉnh này từng “xin bị kỷ luật” vì TNGT trên địa bàn tăng nóng song rốt cuộc chẳng thể xử lý ông được vì TNGT tăng bởi “lý do khách quan” (!).

Chúng ta thường thấy nhiều địa phương hôm qua vừa phát động phong trào nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông thì ngay hôm sau xảy ra TNGT thảm khốc. Cách đây vài tháng, tỉnh Bình Thuận từng được khen ngợi về thành tích kéo giảm TNGT thì vào đầu tháng 11-2014 và đầu tháng 2-2015 xảy ra liên tiếp 2 vụ TNGT kinh hoàng trên quốc lộ qua tỉnh này, mỗi vụ ít nhất 10 người chết.

Rõ ràng, các mệnh lệnh hành chính không có tác dụng mấy trong việc ngăn chặn TNGT. Trong khi đó, ở ta thường có thói quen “ra quân” hoặc mở chiến dịch tuyên truyền theo đợt, thiên về hô hào là chính, tốn kém nhiều song chẳng hiệu quả mấy.

Hai giải pháp căn cơ để hạn chế TNGT (chủ yếu đường bộ) ở nước ta chính là vận hành nghiêm luật pháp và cải thiện hạ tầng đường sá. Các cơ sở pháp lý để chế tài hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ hiện đã có khá đầy đủ, chặt chẽ và nghiêm ngặt song chưa thể phát huy tác dụng một khi lực lượng thực thi công vụ thiếu liêm chính. Cạnh đó, tuyến Quốc lộ 1 dài 2.300 km có tuổi đời đã hàng trăm năm mà nay vẫn chưa làm nổi dải phân cách toàn tuyến.

Những vụ tai nạn nghiêm trọng do xe khách đối đầu nhau đều được cho là có nguyên nhân thiếu dải phân cách. Nhà nước đã chi hàng trăm ngàn tỉ đồng để nâng cấp Quốc lộ 1 nhưng vẫn còn đó rất nhiều đoạn tuyến không có dải phân cách và người dân chưa bao giờ an tâm khi lưu thông trên con đường huyết mạch ấy. Thật xấu hổ khi báo chí nước ngoài từng viết rằng “nếu bạn thấy những trò chơi mạo hiểm chưa đủ ép-phê thì hãy tham gia giao thông ở Việt Nam”!

Mỗi người đi đường - chủ thể tham gia giao thông - tất nhiên có trách nhiệm lớn nhất trong việc chấp hành luật, góp phần gìn giữ trật tự an toàn giao thông nhưng ngay cả những người chấp hành luật tốt nhất có khi vẫn chết oan mạng. Trách nhiệm an dân thuộc về ai, ngoài các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực này?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo