xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống trong dân, sống như dân

THÁI DUY

Hồ Chủ tịch đã long trọng tuyên bố với toàn dân: Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, từ chủ tịch nước đến chủ tịch làng - xã đều là đầy tớ thực trung thành của dân

 

img

Ngày 2-9-1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kể từ khi dựng nước, trải qua mấy ngàn năm, nhân dân ta mới có một nhà nước mà ông cha ta vẫn mơ ước: nhà nước dân chủ, dân là chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhà nước Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của dân, mãi mãi vì dân.

Yêu dân, kính dân

Nhà nước ra đời mới 17 ngày, Báo Cứu Quốc ngày 18-9-1945 đã đăng bài của Hồ Chủ tịch (bút danh Chiến Thắng), đầu đề bài báo: “Chính phủ là công bộc của dân”. Xin trích một đoạn: “Người xưa nói quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: “Chính phủ là công bộc của dân”. Các công việc của chính phủ làm phải nhìn vào một mục đích duy nhất là mưu cầu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cho nên, chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết”.

Là người thông thạo lịch sử, Hồ Chủ tịch hiểu rõ nhà nước phong kiến từ bao đời có những vua quan hết lòng vì dân, vì nước, lúc nào cũng đặt lợi ích của dân lên trên hết, dù quyền cao chức trọng đến đâu khi về hưu thì cũng sống như mọi người dân, cũng lao động kiếm sống như dân. Hai tổng đốc đất Thăng Long Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương không giữ được thành Hà Nội trước cuộc tiến công của quân Pháp, sau khi 2 ông hy sinh, mọi người mới biết gia đình 2 ông ở quê đều sống như mọi gia đình khác, chẳng hề có chút gì chứng tỏ là nhà quan. Tổng đốc Phạm Phú Thứ làm quan đi sứ, lo việc trong nước, việc ngoài nước mà nhà lúc nào cũng sống thanh đạm, vẫn cơm rau áo vải. Phạm Thận Duật, tuần phủ Hà Nội, có người mẹ buôn thúng bán bưng. Bà con ở chợ hỏi bà: “Con bà làm đến chức tuần phủ, sao bà lại vất vả sớm hôm vậy?”. Bà trả lời: “Nếu tôi để nó phải nuôi tôi thì nó bắt dân phải đút lót, khổ dân thôi”. Bà vẫn khuyên Phạm Thận Duật: “Làm cho dân nghèo đi để nhà mình giàu thì người ta ghét lắm”. Các vị quan đã được gọi là “công bộc” thì đều sống trong dân và sống như dân.

 

img

 

Đánh giá rất cao công bộc, Hồ Chủ tịch đã long trọng tuyên bố với toàn dân: Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, từ chủ tịch nước đến chủ tịch làng - xã đều là đầy tớ thực trung thành của dân. Báo Cứu Quốc ngày 17-10-1945 đăng thư của Chủ tịch nước gửi chính quyền các cấp. Thư đã phê phán một số lỗi lầm mà chính quyền các cấp đã phạm phải sau 45 ngày nhà nước ra đời. Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở chính quyền các cấp từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, việc gì lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại cho dân phải hết sức tránh; phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.

Quyền lực phải thuộc về số đông dân chúng

Vào thời gian này, trong Đảng có thay đổi rất căn bản. Sau 15 năm hoạt động bí mật cực kỳ gian khổ và chịu nhiều hy sinh, Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa thành công, làm nên Cách mạng Tháng Tám và nhà nước của dân được thành lập. Đảng trở thành Đảng cầm quyền, hoạt động công khai. Theo sự chỉ đạo của Bác Hồ, trở thành Đảng cầm quyền, Đảng tự nguyện là đầy tớ của dân. Mọi hoạt động của Đảng cầm quyền đều trong dân, đều dựa vào tâm tư, nguyện vọng của dân, xuất phát từ lợi ích chính đáng của dân. Mọi chủ trương, đường lối - kể cả Cương lĩnh của Đảng - đều phải hợp với lòng dân các tầng lớp. Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật, Đảng không làm thay công việc thuộc thẩm quyền của nhà nước. Hồ Chủ tịch đã khẳng định trong nhà nước của dân, do dân làm chủ, mọi quyền lực đều thuộc về dân. Quyền lãnh đạo đất nước cũng thuộc về nhân dân mà Đảng là thiết chế được nhân dân ủy quyền. Để cho sự ủy quyền đó không dẫn đến mất quyền, nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát việc Đảng thực hiện quyền của dân.

Cũng vào thời gian này, trên thế giới đã có Liên Xô và một số nước Đông Âu do Đảng Cộng sản cầm quyền, thêm Việt Nam nhưng chỉ có Đảng cầm quyền Việt Nam tự nguyện là đầy tớ của nhân dân. Sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, tan rã, cuốn sách “Về Đảng Cộng sản Việt Nam” (NXB Chính trị quốc gia, 1993) đã cho biết rằng có lãnh đạo Đảng Cộng sản đã nhận xét: Luận điểm của Hồ Chí Minh về “Đảng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” là một đóng góp quan trọng vào học thuyết về Đảng Cộng sản.

Luận điểm này đã được Người nhấn mạnh nhiều lần trong suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu nhà nước và đã được ghi trong “Di chúc” để lại cho toàn dân, toàn Đảng. Cuốn sách có đoạn đáng chú ý như sau: “Nhiều người lãnh đạo Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa sau này đã ở cương vị lãnh đạo chính quyền trong nhiều thập kỷ lâu hơn Hồ Chí Minh rất nhiều nhưng đã không giải quyết được đúng đắn vấn đề: “Quyền lực thuộc về nhân dân”.

Hồ Chủ tịch đã nhìn thấy vấn đề cốt lõi của cách mạng là vấn đề chính quyền, vấn đề quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước thuộc về ai? Nếu một chế độ, một nhà nước mới ra đời nhờ vào lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân nhưng quyền lực giành được lại không thuộc về nhân dân thì sớm muộn quần chúng nhân dân lại phải đấu tranh, lại hy sinh hết lần này đến lần khác.

Khi quyền lực của nhà nước thuộc về đông đảo quần chúng nhân dân thì quyền lực sẽ phát huy mặt tích cực của nó. Ngược lại, khi quyền lực của nhà nước chỉ phụ thuộc vào một số ít người thì tất cả những tiêu cực, xấu xa của quyền lực sẽ lập tức bộc lộ và đương nhiên nạn nhân là đông đảo nhân dân. Điều đó đặt ra cho Đảng Cộng sản phải lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN và xây dựng CNXH thật đúng đắn, thật sáng tạo, phải tạo mọi điều kiện để nhân dân làm chủ, nhân dân thường xuyên giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền chỉ trong sạch, vững mạnh, thực sự là đầy tớ của dân nếu dân thực hiện quyền giám sát Đảng.

Quyền lực nếu không được người dân giám sát thì dù thuộc chế độ nào cũng sẽ tha hóa.

 

Người từng nói: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mạng thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” (trích trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam”).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo