xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sư phạm cần điểm sàn?

Lưu Nhi Dũ

Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 đối với các cơ sở đại học, trường sư phạm tổ chức hôm 11-8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ phát biểu rằng thông tin điểm đầu vào sư phạm "tụt dốc thảm hại" là không hoàn toàn chính xác.

Sự thật, đây là vấn đề đáng báo động khi mà ngày 17-8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải làm việc với Bộ GD-ĐT sau cuộc họp khẩn cấp chiều 16-8 của bộ này với hiệu trưởng các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước.

Tại cuộc họp ngày 16-8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận những bất cập trong đào tạo sư phạm, cần phải có các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là phải quan tâm đến chất lượng đầu vào. Một trong các giải pháp căn cơ, theo bộ trưởng, là bắt đầu từ năm 2018 sẽ có điểm sàn riêng cho ngành sư phạm.

Đây là một đề xuất rất bất ngờ vì theo kế hoạch, từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sẽ bỏ điểm sàn. Vậy điểm sàn đặt ra riêng cho ngành sư phạm có nâng cao được chất lượng đầu vào?

Thực tế, ai cũng thấy ngành sư phạm đã khủng hoảng từ lâu. Đó là cuộc khủng hoảng chất lượng, kéo theo khủng hoảng đầu ra nghiêm trọng.

Nhiều năm qua, gần như tỉnh, thành nào cũng có trường sư phạm, cứ cắm đầu đào tạo mà không theo nhu cầu của xã hội, dẫn đến khủng hoảng thừa giáo viên. Việc gần 600 giáo viên hợp đồng ở Đắk Lắk có nguy cơ không có chỗ dạy ở đầu năm học này đã cho thấy một phần cuộc khủng hoảng thừa đó.

Cuộc khủng hoảng đó còn thể hiện sự lúng túng trong quản lý, cho thấy việc tuyển dụng giáo viên ở cơ sở đang vượt quá sự quản lý của Bộ GD-ĐT.

Một hiện tượng khác cũng nói lên mức độ của cuộc khủng hoảng khi mà tiền lương của giáo viên không đủ sống nhưng người ta vẫn sẵn sàng chi tiền để được vào biên chế. Điều gì đang xảy ra vậy, nếu không nói đó là khủng hoảng!

Thực tế là như vậy, nay Bộ GD-ĐT muốn đặt điểm sàn cho ngành sư phạm nhưng chắc chắn sẽ không giải quyết được khủng hoảng. Muốn làm được điều đó, trước hết phải trả lại đúng vị thế cho người thầy. Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi; muốn có thầy giỏi thì đầu vào phải có những người giỏi; muốn có người giỏi thì phải có chính sách đãi ngộ cao. Một mình Bộ GD-ĐT không thể làm được.

Những việc Bộ GD-ĐT có thể làm được là phải thanh lọc ngay những cơ sở đào tạo sư phạm, đặc biệt là các cơ sở địa phương, chỉ giữ lại cơ sở có chất lượng. Phải đào tạo theo nhu cầu, có địa chỉ bằng các cuộc khảo sát yêu cầu của xã hội chính xác. Phải thay đổi mạnh mẽ phương thức đào tạo, phân công nhiệm sở theo chất lượng học tập, quản lý giáo viên ở cơ sở…

Đó cũng chính là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT ngày 17-8 về chất lượng đào tạo sư phạm khi mà ông yêu cầu phải siết chặt chỉ tiêu và đào tạo theo địa chỉ.

Cũng tương tự, lương giáo viên phải đủ sống, để mọi giáo sinh khi tốt nghiệp là sẵn sàng xách vali lên đường nhận nhiệm sở, dù bất cứ ở đâu. Đây là cốt lõi của mọi vấn đề nhưng riêng Bộ GD-ĐT không thể làm được, phải có sự quyết định của Chính phủ, Quốc hội…

Giải quyết được các vấn đề đó mới giải quyết được cuộc khủng hoảng sư phạm kéo dài bấy lâu nay chứ không phải vấn đề điểm sàn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo