xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sự vô lý của ngành điện

Chân Ngôn

Báo cáo Thủ tướng hôm 2-10 về năng suất lao động của ngành điện, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh đưa ra thông tin có 67.000 người chỉ làm mỗi việc đi ghi chữ, thu tiền điện. Tập đoàn này có 100.000 người nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với Malaysia.

Ngay hôm sau, EVN có công văn đính chính phát biểu của Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh, cụ thể là con số 67.000 người thu tiền điện là không chính xác. EVN có 67.000 người, làm việc trong tất cả các khâu liên quan đến kinh doanh, phân phối điện năng; không chỉ đi ghi chữ, thu tiền.

Thật chẳng biết tin ai bây giờ! Cũng như khi Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội con số 34.000 tỉ đồng để đổi mới chương trình - sách giáo khoa nhưng sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại khẳng định đây chỉ là con số ước tính của các nhóm chuyên gia. "Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông" - bộ trưởng nói.

Bộ trưởng nắm việc của ngành chắc hơn thứ trưởng, cải chính phát ngôn của thứ trưởng e còn có lý. Còn ở EVN thì đó là phát biểu của tổng giám đốc, đưa ra thông tin của tập đoàn. Mà có phải con số dễ quên khó nhớ đâu, đây là tổng số lao động của một tập đoàn kinh tế nhà nước!

Ai cũng có đôi lần sơ suất song đối với “tư lệnh” một tập đoàn tầm cỡ như EVN, lẽ nào ông Phạm Lê Thanh không nhớ đơn vị do mình quản lý có bao nhiêu người? Lẽ nào vị tổng giám đốc báo cáo sai số liệu với Thủ tướng để biện minh cho việc ngành điện quá đông người, năng suất lao động thấp? Khó tin quá!

Tạm chấp nhận con số của EVN vừa thông báo nhưng còn câu hỏi đặt ra là tập đoàn này có cụ thể bao nhiêu người ghi chữ, thu tiền điện? Thủ tướng không hài lòng về biên chế của EVN quá nhiều và người đứng đầu tập đoàn này giải thích năng suất lao động phụ thuộc vào trang thiết bị. Như ở các nước, riêng khâu thu tiền điện, ngành điện thu qua ngân hàng, trong khi Việt Nam lại đi thu tiền tại chỗ.

Bao nhiêu năm vẫn không cải tiến được việc thu tiền thì nói hiện đại hóa làm gì cho nó nhọc!

Và nữa, số lượng người đông, nhận vào cho nhiều rồi lấy tiền đâu trả lương? Có phải là tiền từ túi người tiêu dùng không?

Hỏi cũng là trả lời. Theo công bố của chính EVN, năm 2013, lợi nhuận hợp nhất toàn tập đoàn đạt 9.197 tỉ đồng; trước đó, năm 2012 cũng lãi cực đậm: 4.404,63 tỉ đồng. Chưa hết, trong gần 20 năm qua, ngoài việc điện khí được nhà nước trợ giá, EVN còn được sử dụng vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng... của nhà nước, đặc biệt là độc quyền kinh doanh. Vậy mà giá điện cứ tăng mãi! Giá tăng, tất nhiên người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất phải chịu.

Chỉ ra hàng loạt sự vô lý như thế để thấy tập đoàn quốc doanh con cưng EVN hoạt động vì ai trong tam giác lợi ích: nhà nước - doanh nghiệp - người dân!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo