xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tân Sở - kinh đô kháng chiến

Bài và ảnh: LINH AN

Thành Tân Sở ở Quảng Trị và Dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi là đỉnh cao của truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta

Nhân kỷ niệm 125 năm ngày vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương (13.7.1885 - 13.7.2010), ngày 13-7, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với các cơ quan chức năng đã tổ chức hội thảo khoa học Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương.
 
Trên 20 tham luận của các nhà khoa học một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của thành Tân Sở với sự kiện vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương và những đóng góp của phong trào Cần Vương trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
 
Giải pháp khả thi nhất
 
PGS-TS Đỗ Bang, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử VN, nhấn mạnh: “Sau sự kiện kinh đô Huế thất thủ rạng sáng 5-7-1885, vua Hàm Nghi được phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đưa ra thành Tân Sở ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ - Quảng Trị, ban Dụ Cần Vương và lập ra kinh đô kháng chiến. Năm ấy, vua Hàm Nghi đúng 14 tuổi. Mốc thời gian này là định vị cuối cùng của một vương triều có chủ quyền, không chịu chuyển giao chủ quyền và nền độc lập dân tộc cho thực dân Pháp”.
 
Theo ông Đỗ Bang, trong hoàn cảnh đất nước bị đe dọa bởi chiến tranh, Tân Sở tuy không phải là vị trí tối ưu nhưng là nơi có nhiều lợi thế so với các địa điểm khác. Nguyễn Văn Tường, người đứng đầu phe chủ chiến của triều đình và là người lập kinh đô kháng chiến ở Tân Sở, sau 10 năm làm tri huyện đã hiểu được thế đất, lòng người ở đây. Tuy không hoàn hảo song chọn Tân Sở để lập kinh đô kháng chiến là giải pháp khả thi nhất thời đó.
 
 
img
Các đại biểu tham quan gian trưng bày tư liệu về thành Tân Sở và vua Hàm Nghi tại hội thảo


Có chung quan điểm về kinh đô kháng chiến Tân Sở, PGS-TS Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Khoa học Lịch sử VN, nêu rõ: “Tân Sở, một vùng đất đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc, với nhà vua gian truân yêu nước Hàm Nghi và tên tuổi của nhiều nhân vật khác đã làm rạng danh sử sách, tỏa sáng hào quang yêu nước muôn đời cho hậu thế. Tân Sở là căn cứ đầu tiên được triều đình Huế lựa chọn để kháng chiến chống Pháp. Thành Tân Sở và Dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi là đỉnh cao của truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta”.
 
Chỉ còn phế tích
 
Khác với nhiều người nghĩ vua Hàm Nghi sẽ ở trong thành nhưng tại hội thảo, nhiều tham luận đã chứng minh khi lên Tân Sở, ông đã ở trong nhà dân. Đó là nhà ông Trần Văn Hạnh ở thôn Bảng Sơn và nhà ông Nguyễn Vạn ở thôn Mai Đàn. Đây là những gia đình khá giả, có học thức ở vùng Cùa - Cam Lộ lúc bấy giờ. Điều đó chứng tỏ sau khi rời bỏ ngai vàng ở kinh đô Huế ra Tân Sở, vua Hàm Nghi nói riêng và những lãnh đạo phong trào Cần Vương nói chung rất gần gũi với dân.
 
Tại hội thảo, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Tân Sở được nhiều nhà khoa học quan tâm. Thành Tân Sở giờ là một rừng cao su ngút ngàn. TS Nguyễn Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Năm 1995, thành Tân Sở đã được xếp hạng di tích quốc gia. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra một giải pháp nào để bảo quản, tôn tạo.
 
Thành rộng 29 ha thì chính quyền địa phương đã cấp hết 28 ha để trồng cao su. Mọi dấu tích thành Tân Sở đến hôm nay chẳng còn lại gì”. Ông Bình đưa ra nhóm giải pháp tôn tạo thành Tân Sở được nhiều người đồng ý, gồm: bảo tồn các yếu tố gốc, phục dựng, tái tạo, tôn tạo, tôn vinh...
 
Cùng với hội thảo, một lễ hội Cần Vương cũng được UBND huyện Cam Lộ tổ chức ngay phế tích thành Tân Sở với nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.

Dựng tượng đài Hàm Nghi và đại thần

Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến, ra Dụ Cần Vương tại Tân Sở kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc họa tượng đài, phù điêu.

 
Cùng chung ý tưởng này, PGS-TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Chúng tôi cũng đề nghị công nhận thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo