xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tận thu nhưng quên trùng tu!

Bài và ảnh: YẾN ANH

Các đơn vị quản lý di sản chủ yếu khai thác là chính mà “quên mất” việc tôn tạo. Đã đến lúc cần có cơ chế riêng để người dân sống được với di sản

Hơn 10 năm nay, chùa Một Cột (Diên Hựu) - Hà Nội xuống cấp trầm trọng. Đến độ hễ trời mưa, nhà chùa phải lấy chậu hứng nước dột trong nhà thờ Tổ; đội mũ, mặc áo mưa cho các pho tượng trên Tam Bảo!
 
img

Chùa Một Cột đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn phải đón rất nhiều du khách tham quan mỗi ngày

Xin trùng tu nhưng chưa được

Trong đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng và giới truyền thông, đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột, ghi rõ: Chùa Một Cột là ngôi cổ tự, danh lam thắng tích được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông, đến nay đã được 964 năm. Chùa tọa lạc cùng Bảo tàng và Lăng Bác; hằng ngày đón rất đông khách, đồng bào phật tử trong và ngoài nước đến tham quan, lễ bái.
 
Dù nhà chùa đã xin được trùng tu lại chùa nhiều lần song qua các lần khảo sát thực tế và tổ chức hội thảo, các cơ quan quản lý đều không có hồi âm.
 
Vừa qua, đại đức Thích Tâm Kiên phải gửi thư bày tỏ ý kiến: “Kể từ hôm nay (tức 2-5), sau 30 ngày nữa, nếu không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”.

Trong khi đó, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình - Hà Nội, đơn vị trực tiếp quản lý di tích, khẳng định đến thời điểm này, các chuyên gia văn hóa vẫn chưa liệt chùa Một Cột vào hạng mục di tích xuống cấp nghiêm trọng!

Dân khổ sở vì làng cổ

Cũng liên quan đến việc bảo tồn di sản, 78 người dân của gần 60 hộ ở làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây - Hà Nội) vừa đồng loạt ký tên trên lá đơn xin trả lại danh hiệu Di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm với mong muốn lấy lại sự yên bình và tự do trong sinh hoạt vốn có của vùng nông thôn trung du này.

Ông Phan Văn Hòa, Phó Chủ tịch xã Đường Lâm, cho hay làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005 nhưng đến nay, quy hoạch làng cổ vẫn chưa thấy mà chỉ có quy chế tạm thời về xây dựng, làm nhà cửa ở trong làng. Theo ông Hòa, dân Đường Lâm quá khổ vì không được xây dựng nhà cửa theo nhu cầu sống của mình, trong khi họ đang phải ở cực kỳ chật chội, nếu ai cơi nới sẽ bị  phá dỡ vì xây dựng sai phép.

Ông Hòa bức xúc: “Nhà dân ở rất chật chội nhưng xin dự án dãn dân làng cổ thì mãi vẫn nằm trên giấy. Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất xin đất dãn dân rộng hơn 10 ha ở làng Phụ Khang nhưng đại diện lãnh đạo ban đầu tư thị xã cho hay tình trạng này thì 10 năm nữa vẫn chưa có đất”.

Còn chờ... hội thảo!

Trước đơn yêu cầu của đại đức Thích Tâm Kiên, ngày 6-5, Cục Di sản đã có công văn đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội hướng dẫn các cơ quan chức năng của quận Ba Đình và đại diện chùa khẩn trương hoàn thiện dự án tu bổ chùa Một Cột, báo cáo UBND TP Hà Nội và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét quyết định.

Dự kiến từ ngày 13 đến 15-5, UBND quận Ba Đình sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo, xin ý kiến và hoàn thiện các phương án trùng tu di tích chùa Một Cột. Nếu trong hội thảo UBND quận chưa tìm được sự đồng thuận cao thì vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra bàn.

GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, cho rằng phải có cơ chế chính sách riêng với các di tích đặc biệt để người dân sống được với di sản. Ngoài  việc giữ gìn di tích, địa phương phải tạo điều kiện cho người dân có không gian sống để giữ yếu tố nguyên gốc của di tích.

Đề cập kinh nghiệm phát triển du lịch ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, cho rằng việc bảo tồn di sản phải gắn với lợi ích mới lâu dài. “Tại sao lại bắt những con người rất cụ thể, rất hữu hạn phải hy sinh, phải chịu thiệt cho cái gì đó vô hình? Nếu họ bảo tồn di sản mà người khác được lợi thì tội gì họ phải thế” - GS Thịnh đặt câu hỏi.

Giải pháp đặt ra, theo GS Thịnh, là phải hài hòa các lợi ích: di sản được bảo tồn, người dân cũng như Nhà nước cùng có lợi. “Trước mắt, người dân có thể chịu thiệt nhưng không thể kéo dài được” - GS Thịnh nhấn mạnh.

GS Ngô Đức Thịnh dẫn chứng một chủ nhà vườn ở Huế kể lại: Để phục vụ du lịch, ông đã phải tiếp chuyện du khách, thậm chí là giữa trưa nhưng sau đó do không được đầu tư lại gì nên đã treo biển “Vì điều kiện gia đình nên không tiếp khách được”. Trong khi đó, một gia đình khác ở Hội An dù đã đập nhà cổ để xây mới nhưng vì nhận thấy lợi ích của mình nên họ lại xây dựng nhà theo kiểu cổ. “Dân có lợi thì di sản được bảo tồn, du lịch phát triển” - GS Thịnh nhận xét.
 

Đề nghị giảm du khách vào làng cổ Đường Lâm

Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, cho hay ban quản lý đang đề nghị tăng phí tham quan từ 20.000 đồng lên 40.000 đồng để trích một phần hỗ trợ người dân cũng như giảm bớt khách du lịch đến đây. Theo ông, bởi với lượng khách lên tới 12.000 người như năm 2012 thì khả năng của Đường Lâm hiện nay chưa thể đáp ứng được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo