xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo thuận lợi cho dân cư trú

Bài và ảnh: THẾ DŨNG

Bên cạnh những quy định về quản lý cư trú, Chính phủ phải tạo điều kiện cho người dân đến đăng ký tạm trú, thường trú theo cơ chế làm việc liên thông, khắc phục tối đa tình trạng phải trình báo với nhiều cơ quan khác nhau và đi lại nhiều lần

Ngày 8-6, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú (dự Luật Cư trú). Nội dung được nhiều đại biểu (ĐB) góp ý là vấn đề nhập cư vào nội đô của các đô thị lớn.

Chưa thuyết phục

Nội dung đáng chú của dự Luật Cư trú nhận được nhiều ý kiến góp ý của ĐB là quy định để đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương, công dân phải tạm trú ít nhất 1 năm ở huyện, thị xã hoặc 2 năm ở quận của các thành phố này (tăng 1 năm so với trước đây).

Tham gia thảo luận, ĐB Lò Hải Ươi (Lai Châu) cho rằng quy định như vậy là khắt khe, không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân. Ông Ươi dẫn trường hợp người dân chưa từng tạm trú ở một quận nhưng đã sở hữu nhà ở hợp pháp trên địa bàn quận đó thì sẽ được giải quyết ra sao?

“Quy định này chỉ có thể hạn chế nhập khẩu chứ không hạn chế nhập cư. Bởi, không thường trú được thì người dân sẽ chuyển sang tạm trú để chờ đợi” - ông Ươi nhìn nhận.

img
Đại biểu Lò Hải Ươi (Lai Châu) phát biểu ý kiến  về dự án Luật Cư trú

Chia sẻ với áp lực gia tăng dân số, gây nên quá tải ở nhiều đô thị nhưng ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng những lý giải của cơ quan làm luật về việc tăng thời gian tạm trú từ 1 năm lên 2 năm mới được đăng ký thường trú là chưa thuyết phục. Ông Tám nói lập luận của Bộ Công an (cơ quan soạn thảo dự luật) là năm 2012, Công an TP Hà Nội đã đăng ký tạm trú mới cho 51.326 trường hợp. Vì thế, nếu giữ quy định thời gian tạm trú là 1 năm thì năm 2013 sẽ có 51.326 trường hợp được đăng ký thường trú vào các quận của Hà Nội.

Theo ông Tám, hệ quả là trung bình mỗi năm, sẽ có trên 50.000 trường hợp đăng ký thường trú ở Hà Nội, tạo ra sức ép rất lớn về hạ tầng cơ sở và dịch vụ công. Còn nếu tăng thời gian tạm trú từ 1 năm lên 2 năm thì trung bình 2 năm mới có hơn 50.000 trường hợp đăng ký thường trú, nghĩa là sức ép về gia tăng dân số cơ học giảm đi một nửa.

Tuy nhiên, ông Tám đặt vấn đề cơ quan soạn thảo tính đến việc nếu “siết” thì có hạn chế được nhập cư gây quá tải hay thực tế vẫn có 50.000 người dân không được đăng ký thường trú nhưng họ vẫn sống ở nội đô vì việc làm và cuộc sống của họ?

Chưa giải quyết hết những bức xúc

Tán thành nhiều quy định của dự luật nhưng ĐB Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) cho rằng những nội dung được sửa đổi còn ít, chưa giải quyết hết một số bức xúc của các địa phương trong quản lý dân cư.

Bà Thắm nêu ra hàng loạt câu hỏi mà dự luật chưa làm rõ: “Trách nhiệm xác nhận diện tích nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ để làm thủ tục cho đăng ký thường trú là của ai? Kinh phí ở đâu? Dự luật cần làm rõ điều này”.

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) hiến kế rằng bên cạnh những quy định về quản lý cư trú, Chính phủ phải tạo điều kiện cho người dân đến đăng ký tạm trú, thường trú tại các xã, phường, thị trấn theo cơ chế làm việc liên thông, khắc phục tối đa tình trạng phải trình báo với nhiều cơ quan khác nhau và đi lại nhiều lần. 

Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH, ĐB Nguyễn Sỹ Cương, đề nghị giải thích rõ khái niệm về chỗ ở hợp pháp và quy định rõ chỗ ở hợp pháp là như thế nào. Trên thực tế, có người sống nhiều năm ở các tòa nhà mà không biết vì lý do gì đến nay, chính quyền vẫn chưa cấp sổ đỏ, sổ hồng. Nếu ghi chung chung là muốn ở các thành phố trực thuộc Trung ương phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ đẩy những đối tượng này vào tình thế khó khăn.

Ông Cương cho rằng để tránh sức ép về phân bố dân cư không đồng đều gây mất cân bằng an sinh xã hội, cần triển khai cùng lúc nhiều biện pháp, nhất là về kinh tế - xã hội, chứ không riêng gì hộ khẩu.

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐB quan tâm đến việc kiểm soát đăng ký cư trú và tạm trú của người dân ở địa phương. ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nêu thực trạng sơ hở về quản lý đăng ký cư trú ở nhiều nơi, nhất là quản lý tạm trú đối với lao động là trẻ em từ nông thôn lên thành thị, dẫn đến nhiều trẻ bị bóc lột sức lao động và bị lạm dụng tình dục.

Bà Minh đề xuất dự luật cần thêm quy định có người bảo hộ tạm trú cho lao động là trẻ em dưới 18 tuổi, trẻ em từ nông thôn lên thành thị làm việc.

Cùng ngày, QH đã nghe và thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo