xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu cá miền Trung: Vỏ mới, ruột cũ

Tử Trực - Quang Vinh - Bích Vân

Do thiếu kinh phí nên hầu như toàn bộ tàu cá ở các tỉnh, thành miền Trung đều sử dụng máy cũ được lắp ráp thủ công, chắp vá nên hiệu quả kinh tế không cao

Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết toàn tỉnh hiện có hơn 5.400 tàu cá. Trong những năm qua, số lượng tàu cá Quảng Ngãi tăng lên liên tục nhưng hầu như toàn bộ đều sử dụng máy cũ, được lắp ráp thủ công từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này phần nào làm giảm năng suất khi các tàu cá vươn khơi.

Máy mới: Với không tới

Ngư dân Huỳnh Văn Đạt (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vừa đóng mới 1 chiếc tàu cá vỏ gỗ công suất 500 CV, trị giá hơn 3 tỉ đồng nhưng phải dùng máy cũ. Theo ông Đạt, chi phí máy tàu mới được nhập từ nước ngoài về thường rất cao, từ 700 triệu đến 4 tỉ đồng. Trong khi đó, giá mỗi máy tàu cũ (khoảng 500 CV) chỉ tối đa khoảng 300 triệu đồng.

Máy cũ của Nhật Bản được cơ sở ông Trần Minh Hào đưa về từ TP HCM để cung cấp cho ngư dânẢnh: QUANG VINH
Máy cũ của Nhật Bản được cơ sở ông Trần Minh Hào đưa về từ TP HCM để cung cấp cho ngư dânẢnh: QUANG VINH

“Hầu hết ngư dân đều không mua nổi máy tàu mới nên phải sử dụng loại cũ được các xưởng máy tàu mua từ nhiều nguồn khác nhau đem về gia cố, chắp vá theo kiểu râu ông này cắm cằm bà kia” - ông Đạt cho biết.

Hầu hết các tàu cá ở TP Đà Nẵng cũng đều sử dụng máy cũ với giá rẻ hơn khoảng 50% so với máy mới nguyên thùng. Ngư dân Trương Văn Hay, chủ tàu cá ĐNA 90235 TS, cho biết tàu của ông đóng từ năm 2002 và sử dụng máy cũ của Nhật Bản với giá 600 triệu đồng.

Theo ông Hay, rất nhiều tàu cá đóng mới ở Đà Nẵng đều sử dụng máy cũ. Mỗi khi đóng mới tàu, ngư dân thường thuê 1 thợ máy đi cùng vào

TP HCM để mua máy cũ. Đồng ý là máy mới thì chất lượng bảo đảm nhưng ông Hay cho rằng do giá quá cao nên ngư dân không với tới.

Máy cũ còn tốt hơn máy mới của Trung Quốc

Đa số ngư dân ở tỉnh Quảng Nam cũng cho biết do thiếu kinh phí nên buộc phải sử dụng máy cũ. Tuy nhiên, họ khẳng định thà xài máy cũ còn hơn mua máy mới của Trung Quốc.

Ông Huỳnh Văn Tạo (ngụ thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành), người được mệnh danh là “anh hùng đại dương” khi có 3 chiếc tàu thuộc hàng lớn nhất của tỉnh, cho biết cả 3 chiếc tàu của ông đều sử dụng máy cũ. Theo ông Tạo, so với máy mới được nhập từ Trung Quốc, máy cũ của Nhật Bản vẫn tốt hơn, ít tốn nhiên liệu hơn. Thông thường, những loại tàu công suất lớn sẽ chọn loại máy còn mới khoảng 80%-85%; tàu nhỏ, đánh bắt gần bờ thì dùng máy cũ hơn với giá cả rẻ hơn.

Ông Trần Minh Hào - người có gần 20 năm nhận cung cấp máy tàu cũ cho ngư dân ở xã Tam Quang - cho biết khi ngư dân đặt hàng, ông vào những công ty kinh doanh máy cũ ở quận Bình Tân, TP HCM để mua. Cơ sở của ông sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp và bảo hành trong một khoảng thời gian nhất định. Theo ông Hào, những loại máy này được nhập về từ Nhật Bản. Việc nhận biết mức độ cũ, mới của máy chỉ dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của người thợ.

“Đa số máy được sản xuất từ năm 1990-2006 nhưng nhiều cái vẫn còn sử dụng rất tốt” - ông Hào khẳng định.

“Ai cũng mong muốn dùng máy tàu mới nhưng giá quá cao, lên đến vài tỉ đồng. Nếu sắm máy mới mà nhà nước không hỗ trợ kinh phí thì không biết đến khi nào ngư dân  mới trả hết nợ” - Ngư dân Huỳnh Văn Tạo

 

Khó tránh ​sự cố

Dù chuộng máy cũ nhưng nhiều ngư dân thừa nhận việc sử dụng tàu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” ra khơi rất dễ xảy ra sự cố. Không ít tàu cá đóng mới vừa ra khơi chuyến đầu tiên đã bị chết máy, gây thiệt hại nặng cho chuyến biển.

Ngư dân Võ Văn Chí (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đóng mới tàu cá hồi tháng 9-2013 và cũng dùng máy cũ. Trong chuyến đi biển đầu tiên, khi tàu còn cách ngư trường Trường Sa khoảng vài chục hải lý thì đột ngột chết máy. Sau khi loay hoay sửa mãi không xong, ông Chí phải nhờ tàu bạn lai dắt vào đất liền. Chuyến biển đó ông lỗ khoảng 200 triệu đồng.

Theo ngư dân Huỳnh Văn Đạt, xài máy tàu cũ, nếu may không bị trục trặc trên biển thì cũng phải tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc cho việc bảo dưỡng. “Cứ đôi ba năm, tôi phải đem máy tàu vào xưởng gia cố lại. “Bởi vậy, so với máy tàu mới thì chắc chắn hiệu quả kinh tế không bằng” - ông Đạt thừa nhận.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo