xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thả nổi thiết bị y tế gia đình

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Việc quản lý chất lượng, hoạt động mua bán các thiết bị y tế gia đình đang bị thả nổi. Nếu bệnh nhân quá tin tưởng vào các thiết bị này thì coi chừng tiền mất tật mang

Do nhu cầu chăm sóc, kiểm tra sức khỏe của người dân tăng cao, những năm gần đây, các thiết bị y tế như máy khí dung, máy đo đường huyết, máy đo huyết áp, máy tạo ôxy, nhiệt kế điện tử… cũng được mua bán tràn lan.

Mua đâu cũng có

Tại Hà Nội, người dân không chỉ dễ dàng mua thiết bị y tế tại các phố Phương Mai, Quán Sứ, Ngọc Khánh… mà còn có thể tìm thấy trên mạng với giá khá mềm. Chị Trần Thanh Tâm, chuyên kinh doanh mặt hàng thiết bị y tế ở phố Phương Mai, cho biết các máy đo huyết áp, đo đường huyết, xông họng, nhiệt kế… bán khá chạy vì giá chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng nên nhiều gia đình không tiếc tiền.

Máy khí dung là một trong những thiết bị y tế phổ biến được các gia đình mua và sử dụng cho trẻ nhỏ
Máy khí dung là một trong những thiết bị y tế phổ biến được các gia đình mua và sử dụng cho trẻ nhỏ

Chị Hoàng Vân - nhà ở phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng - cho biết mẹ chồng chị bị huyết áp cao đã vài năm nay. Mỗi khi bị hoa mắt, chóng mặt, bà phải đến cơ sở y tế kiểm tra nên rất bất tiện. Sau khi tìm hiểu, chị đã mua máy đo huyết áp và máy đo đường huyết để có thể chủ động theo dõi sức khỏe tại nhà.

Theo bác sĩ Đồng Văn Thành, Phó trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, thiết bị y tế gia đình không chỉ tiện lợi mà còn giúp người dân chủ động nhận biết bệnh tật để có hướng phòng tránh, nhất là với những người mắc bệnh huyết áp, tiểu đường. Tuy nhiên, sự bùng nổ của mặt hàng này cũng đem đến không ít hệ lụy khi người dân mua phải hàng kém chất lượng.

Thực tế, có không ít bệnh nhân vì quá tin tưởng vào kết quả đo huyết áp và đường huyết tại nhà nên khi bệnh trở nặng thì không xử lý kịp dẫn đến biến chứng. Đáng lo ngại là nhiều người mua thiết bị y tế trên mạng hay các điểm bán nhỏ lẻ, vì ham giá rẻ nên khi máy hỏng hóc hoặc có trục trặc gì cũng không có người tư vấn, bảo hành.

Không ai quản lý

Ngoài danh mục 50 loại thiết bị y tế (mới 100%) được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế với các yêu cầu về an toàn, hiệu quả, nhãn mác hàng hóa, đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm về kỹ thuật thì hàng ngàn dụng cụ còn lại, trong đó có thiết bị y tế gia đình, được nhập thoải mái, thậm chí không cần đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Đại diện Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế cho biết trong dự thảo nghị định về trang thiết bị y tế do Bộ Y tế xây dựng đang trình Chính phủ, nhiều thiết bị y tế gia đình sẽ được xếp vào nhóm trang thiết bị y tế thuộc loại A (mức độ rủi ro thấp). Trước khi lưu thông trên thị trường, đơn vị đưa trang thiết bị y tế ra thị trường có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn với sở y tế nơi đơn vị đó đặt trụ sở.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, cho biết không chỉ với các thiết bị y tế gia đình, việc quản lý thiết bị y tế nhập khẩu cũng còn nhiều bất cập. Với việc cấp giấy phép có giá trị 1 năm như hiện nay, doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị y tế có thể giải thể, không chịu trách nhiệm về sản phẩm đến cùng.

Tại dự thảo nêu trên, Bộ Y tế kiến nghị sửa đổi theo hướng người có trách nhiệm đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam, văn phòng đại diện sản phẩm phải có trách nhiệm đăng ký chất lượng sản phẩm. “Nếu quản lý trang thiết bị y tế theo số đăng ký, đơn vị nào vi phạm sẽ rút số đăng ký, sản phẩm sẽ không được phép lưu hành” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết trong các đợt kiểm tra tới đây, thanh tra y tế sẽ tăng cường kiểm tra xuất xứ của các thiết bị y tế gia đình. Tuy nhiên, người tiêu dùng trước khi mua bất kỳ thiết bị y tế nào cần xem xuất xứ sản phẩm, việc kiểm định chất lượng. “Người dân cần cảnh giác với những mặt hàng được quảng cáo là “xách tay” bởi chất lượng khó xác định, thường không có hướng dẫn bằng tiếng Việt và không có chế độ bảo hành” - ông khuyến cáo.

Chỉ có tác dụng hỗ trợ

Theo bác sĩ Đồng Văn Thành, các thiết bị y tế gia đình chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc theo dõi điều trị bệnh. Bệnh nhân không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó bởi ngay cả những thiết bị y tế đã được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng vẫn có thể cho ra kết quả với sai số nhất định.

“Ngoài ra, với các loại cốc, mũ, vòng đeo tay, thắt lưng… được quảng cáo là thiết bị y tế có tác dụng chữa bệnh, trên thực tế, hiện chưa có sản phẩm nào chứng minh được hiệu quả trong phòng và chữa bệnh” - bác sĩ Thành lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo