xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thắm đượm tình quân - dân

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển đảo, cán bộ, chiến sĩ ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sát cánh cùng nhân dân trên đảo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Trường Sa ngày càng giàu đẹp

Những ngày cuối tháng 12-2013, chúng tôi theo đoàn công tác của Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam, đến thăm, tặng quà cho quân và dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Có đến đây mới thấy tình quân dân trên đảo thắm thiết như thế nào. “Tôi rất vui và hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ của bộ đội. Với tấm chân tình đó, chúng tôi càng yên tâm, vững tin hơn nơi đảo xa” - anh Nguyễn Văn Hạnh, cư dân trên đảo Sinh Tồn, nói.

Dân cần thì có bộ đội

Không chỉ riêng anh Hạnh mà tất cả người dân trên đảo Sinh Tồn, đảo Song Tử Tây cũng nhận được quà Tết từ đất liền. Anh Võ Kim Toàn, cư dân trên đảo Sinh Tồn, cho biết tuy cuộc sống trên đảo còn nhiều khó khăn, cách xa đất liền nhưng người dân nơi đây biết vượt qua khó khăn, chăm chỉ làm ăn. Theo anh Đoàn Anh Kiệt, sống trên đảo Song Tử Tây, người dân luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ - chiến sĩ trên đảo, dân cần gì thì bộ đội giúp đỡ ngay. “Cơn bão số 14 vừa qua, nhận được tin bão sẽ đổ bộ vào đảo, các chiến sĩ đã trực tiếp đến nhà hỏi thăm và phụ gia đình tôi chèn chống nhà cửa. Vợ tôi đang mang thai tháng thứ 3 cũng được các bác sĩ ở bệnh xá của đảo thường xuyên thăm khám để thai nhi phát triển bình thường” - anh Kiệt kể.

Các bác sĩ ở bệnh xá đảo Sinh Tồn khám chữa bệnh cho người dân
Các bác sĩ ở bệnh xá đảo Sinh Tồn khám chữa bệnh cho người dân

Anh Nguyễn Duy Thành, sống trên đảo Song Tử Tây, cho rằng tình cảm quân dân trên đảo như máu thịt, người trong một nhà. Dân hết gạo, hết thức ăn… đều được bộ đội chia sẻ. Những ngày lễ, Tết, cán bộ - chiến sĩ trên đảo còn tham gia giúp người dân sơn sửa lại nhà cửa, gói bánh chưng, trang trí hoa. “Khi tiếp xúc với người dân, chúng tôi luôn làm đúng 3 điều nên: Kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân; 3 điều răn: không lấy của dân, không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân” - một chiến sĩ cho biết.

Chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây giúp dân trồng rau
Chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây giúp dân trồng rau

Như cá với nước

Thiếu tá Trịnh Công Lý - Chỉ huy trưởng, Chủ tịch UBND xã đảo Sinh Tồn - cho biết để thắt chặt tình quân dân, cán bộ và chiến sĩ đã kết nghĩa với tất cả các hộ dân trên đảo, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, có quà gì từ đất liền ra cũng chia cho các hộ dân. Quan hệ quân - dân là truyền thống lâu đời của quân đội. Đặc biệt, ở những nơi biển đảo thì truyền thống đó càng được phát huy. Nó thể hiện qua quá trình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong làm ăn, sinh sống của bà con. “Ở trên đảo, giữa quân và dân không có khái niệm mua bán, đổi chác. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì quân có, dân cũng có và dân có thì quân cũng có. Đó là những truyền thống mà trong thời gian vừa qua và sau này, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục phát huy” - thiếu tá Lý nói.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Cường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, khẳng định đời sống người dân trên đảo ổn định. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, người dân nơi đây còn nhận được sự hỗ trợ của cán bộ - chiến sĩ trên đảo. Bên cạnh đó, đảo còn thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ mỗi tháng một lần cho người dân để kịp thời phát hiện bệnh tật và chữa trị. “Tình cảm trên đảo giữa quân và dân rất gắn kết, giống như truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân với dân như cá với nước” - thượng tá Cường đúc kết.

“Nhà tình nghĩa”

Không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, các chiến sĩ trên nhà giàn DK1 (viết tắt của cụm từ Trạm Dịch vụ - Kinh tế khoa học kỹ thuật, nằm trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc) còn tham gia cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển. Theo đại úy Trương Bá Trung, nhà giàn DK1/11, trong năm 2013, nhà giàn đã cứu 4 lượt tàu cá, cung cấp 4.000 lít nước ngọt, khám chữa bệnh cho 11 lượt người… “Dù nước ngọt ngoài nhà giàn rất khan hiếm nhưng chúng tôi vẫn chia sẻ với ngư dân gặp nạn” - đại úy Trung nói. Còn tại nhà giàn DK1/10, thiếu tá Nguyễn Văn Đoàn, chỉ huy trưởng nhà giàn, cho biết trong năm qua, nhà giàn đã chia sẻ hơn 6.000 lít nước ngọt cùng nhiều nhu yếu phẩm cho ngư dân khu vực Tây Nam Bộ đánh bắt thủy hải sản trên biển. Đồng thời, nhà giàn cũng cấp cứu 11 ca tai nạn lao động nghiêm trọng, trong đó có những ca rất nặng, ảnh hưởng đến tính mạng người dân. “Hầu như tháng nào cũng có tàu thuyền của ngư dân vào xin thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt” - thiếu úy Nguyễn Thành Đại, y sĩ trên nhà giàn DK1/15, kể.

Trao đổi với chúng tôi, một ngư dân nói: “Tôi không biết nhà giàn là gì, chỉ biết trên biển có cái nhà cao hơn mặt nước chừng 30 m mà ngư dân hay vào xin nước ngọt, thuốc hoặc có tai nạn thì được các anh trên đó cứu giúp. Ngư dân hay gọi đó là nhà tình nghĩa”.                          Ca Linh

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo