xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thành tựu toàn diện

NGUYỄN TỐNG

Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị, TPHCM đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 16 - NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020. Theo đó, TPHCM đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng để trở thành trung tâm kinh tế của Đông Nam Á

 Ngày 18-11-2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2010.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thành ủy TPHCM vừa có tờ trình Bộ Chính trị những nội dung chủ yếu của đề án tổng kết Nghị quyết 20.

Ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế

Trong tờ trình, Thành ủy TPHCM nhận định: Trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, những phức tạp trên địa bàn TP và các tỉnh trong khu vực, TPHCM đã chủ động phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, luôn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ động đấu tranh và đập tan mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, phản động..., góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chung của cả nước.

Bên cạnh đó, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, quy mô kinh tế mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển, góp phần cùng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.  

Kinh tế tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11%, giai đoạn 2006 -2010 là 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 54,3% GDP, công  nghiệp - xây dựng chiếm 44,5% GDP, nông nghiệp chiếm 1,2% GDP, tăng dần tỉ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao; các nguồn lực xã hội được phát huy; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng (năm 2011 bằng 2,61 lần năm 2002), ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Trong điều kiện quy mô dân số (thường trú) TP năm 2011 bằng 1,33 lần năm 2002 (7,5 triệu người/5,6 triệu người) nhưng GDP bình quân đầu người năm 2011 bằng 2,94 lần năm 2002 (3.286 USD/1.116 USD).

Trong đó, 4 trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của TP (tài chính - ngân hàng, du lịch, vận  tải - dịch vụ cảng - kho bãi, bưu chính - viễn thông) tăng trưởng mạnh, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ đúng hướng.

Thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính phát triển mạnh. Các ngành công nghiệp công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh chiếm tỉ trọng ngày càng cao; các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, gia công, lắp ráp, thâm dụng lao động, các ngành gây ô nhiễm môi trường ngày càng giảm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dần theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Các thành phần kinh tế phát triển đúng định hướng. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế Nhà nước được nâng lên, kinh tế tập thể phát triển khá đa dạng, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế TP (chiếm 40,4% GDP), kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng lên (chiếm 24,6% GDP), đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển TP.

Trong thời gian qua, TP đã tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình, thiết chế văn hóa; định hướng phát triển báo chí, xuất bản, văn học - nghệ thuật gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực trong xã hội, từng bước nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn.
img
Cơ sở hạ tầng ở TPHCM ngày càng được cải thiện. Trong ảnh: Nút giao thông Cát Lái _Ảnh: TẤN THẠNH

Thực hiện các chính sách xã hội như giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, chăm lo gia đình chính sách, hộ nghèo,... đạt kết quả thiết thực; tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm đến nay còn 3,79%.

Một trong những vấn đề được TP tập trung trong thời gian qua là tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị TP. Xây dựng Đảng bộ TP trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Về hạn chế, yếu kém

Bên cạnh thành tích đạt được, Thành ủy TPHCM cũng đánh giá: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với vị trí, vai trò của TPHCM. Cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm; chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao còn thấp; quy mô, tỉ trọng của khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ; kết quả hợp tác phát triển với các địa phương còn hạn chế.

Kết cấu hạ tầng vốn đã yếu kém, ngày càng quá tải, bất cập, ngày càng gây bức xúc cho nhân dân, cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
img

Cơ sở hạ tầng của TPHCM ngày càng được hoàn thiện. Trong ảnh là đại lộ Võ Văn Kiệt Ảnh: TẤN THẠNH

Phát triển văn hóa chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của TP, chưa thể hiện tốt vai trò nền tảng tinh thần xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế...

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn; cải cách tư pháp còn hạn chế, chưa đồng bộ ở một số lĩnh vực.

Kết quả công tác xây dựng Đảng trên một số mặt còn hạn chế, yếu kém; hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa cao, tính chiến đấu, sức thuyết phục còn hạn chế...

 

Bốn kinh nghiệm

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo trong 10 năm qua, TPHCM rút ra một số kinh nghiệm.

Thứ nhất: Để xây dựng và phát triển đô thị loại đặc biệt, với tính chất đặc thù như TPHCM, việc “cho phép TP được thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn TP đặt ra trong quá trình phát triển nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không phù hợp”, theo tinh thần Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị là chủ trương rất đúng đắn.

Thứ hai: Một vấn đề dù khó đến đâu, nếu có chủ trương đúng, có quyết tâm chính trị cao, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự đồng thuận xã hội, có sự bố trí nguồn lực tương xứng, chỉ đạo thực hiện sâu sát, có biện pháp đột phá khắc phục khó khăn, vướng mắc kịp thời đều đạt được kết quả tốt.

Thứ ba: Phải luôn quan tâm tổng kết thực tiễn và kiên trì, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, đề xuất Trung ương sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách không còn phù hợp hoặc kiến nghị cho TP thực hiện thí điểm những cơ chế, chính sách mới, để tổng kết, nhân rộng...

Thứ tư: Quán triệt sâu sắc quan điểm giải quyết đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; giữa phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với quy hoạch phát triển đô thị và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội,…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo