xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu hạ tầng lẫn nhân lực

ANH THƯ

Lượng bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến cuối luôn cao hơn số giường thực tế dẫn đến nhiều hệ lụy: không triển khai kỹ thuật điều trị mới, khó thành lập các chuyên khoa quan trọng, nhiễm khuẩn...

Bác sĩ (BS) Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 - TPHCM, cho biết: Số giường thực kê ở BV này hiện là 1.194, trong khi lượng bệnh nhi điều trị nội trú luôn dao động ở mức 1.500-1.600 cháu, có ngày cao điểm lên đến gần 1.900 cháu. Tỉ lệ quá tải nội trú trung bình ở BV này lên đến 136%, trong đó các khoa hô hấp, nhiễm, sơ sinh, tiêu hóa thường xuyên quá tải trên 200%. Khu vực khám bệnh ngoại trú ở đây cũng quá tải với khoảng 5.000 lượt bệnh nhân mỗi ngày.

Nhiều nguyên nhân, khó khắc phục

BV Nhân dân 115 -TPHCM cũng gặp tình trạng bệnh nhân nhiều hơn giường. Số bệnh nhân điều trị nội trú ở đây thường dao động khoảng 1.800 – 2.000 người, trong khi BV chỉ có 1.600 giường. “Hiện BV chúng tôi không xảy ra tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép nhưng đã phải kê thêm rất nhiều băng ca, giường xếp xen lẫn với các giường bệnh cố định, tận dụng mọi khoảng trống có thể để giải quyết số bệnh nhân vượt mức này” - BS Nguyễn Ngọc Anh, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115, cho biết.

img

Bệnh nhân nằm tràn cả ra hành lang tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM. Ảnh: Phạm Dũng

Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phó Giám đốc điều hành BV Từ Dũ, cho biết BV có 1.200 giường nhưng lượng bệnh nhân nội trú thường ở mức hơn 1.500 người. “Từ Dũ là một bệnh viện phụ sản. Sản phụ chuyển dạ đến đây chắc chắn phải được tiếp nhận vì đó cũng là một dạng cấp cứu, đâu thể yêu cầu chuyển đi nơi khác sinh được, cho dù có thể các phòng bệnh đã chật cứng” – dược sĩ Thủy chia sẻ.

Theo BS Thượng, quá tải ở BV Nhi Đồng 1 có nhiều nguyên nhân: mô hình bệnh tật thay đổi, dịch bệnh trẻ em diễn biến phức tạp quanh năm; thiếu giường điều trị trẻ em so với quy mô dân số dưới 15 tuổi; BV phát triển thêm nhiều kỹ thuật điều trị chuyên sâu nhưng không phát triển thêm cơ sở hạ tầng; chính sách miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi cho phép người bệnh lựa chọn cơ sở điều trị và dồn lên tuyến trên…

Nhiễm khuẩn bệnh viện tăng cao

Một báo cáo của Viện Vệ sinh – Y tế công cộng TPHCM vào cuối năm 2010 có thống kê số trường hợp nhiễm khuẩn BV tại Việt Nam lên đến hơn 600.000 ca mỗi năm. Phòng bệnh lý tưởng theo kiểu một chiều, bảo đảm không có sự lây lan vi khuẩn từ điểm sạch sang điểm bẩn hơn chỉ là… trong mơ đối với điều kiện thực tế của các BV. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do quá tải BV.

BS Ngọc Anh nhận xét: “Việc kiểm soát nhiễm trùng BV sẽ rất khó khăn một khi các phòng, khoa đã chật mà còn phải kê thêm băng ca cho bệnh nhân nằm, có khi tràn ra cả lối đi”. Nhiều BS cho rằng khó khăn trong kiểm soát nhiễm khuẩn còn nằm ở vấn đề chi phí. Một khi lượng bệnh nhân quá đông, chi phí chống nhiễm khuẩn và an toàn môi trường, xử lý chất thải cũng tăng vọt và trở thành gánh nặng của BV.

Theo BS Tăng Chí Thượng, cơ sở hạ tầng của BV Nhi Đồng 1 thực tế chỉ phù hợp cho khoảng 700 bệnh nhi nội trú. “Quá tải làm ảnh hưởng đến việc phát triển BV theo hướng chuyên sâu: thiếu giường bệnh điều trị các bệnh chuyên khoa; khó triển khai kỹ thuật điều trị mới; nhiều chuyên khoa như chỉnh hình, nội thần kinh, huyết học, mắt, ngoại thần kinh, ngoại niệu… cần được thành lập nhưng cơ sở hạ tầng lại không cho phép” – BS Thượng cho biết.

Dược sĩ Thủy nhận định: “Quá tải bệnh nhân sẽ kéo theo quá tải cả thân nhân, vì một người bệnh hoặc đi sinh sẽ có mấy người nhà chăm sóc. BV trở nên thiếu đủ thứ: thiếu giường, thiếu nơi chờ đợi, sinh hoạt cho thân nhân, thiếu cả… bãi giữ xe. Y - BS phải khám cho hơn trăm lượt bệnh mỗi ngày, công việc trở nên căng thẳng và họ cũng không có đủ thời gian để hỏi han bệnh nhân kỹ càng. Bệnh nhân thì phải chờ đợi lâu nên mức độ hài lòng cũng giảm”.   

Những con số… khủng khiếp!

Theo TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tại BV Bạch Mai (Hà Nội), công suất sử dụng giường bệnh ở Trung tâm Y học hạt nhân và Điện tim ung bướu là 210%; Khoa Thần kinh, Khoa Truyền nhiễm khoảng 192%. BV Chợ Rẫy (TPHCM) có tới 5 khoa gồm: Ngoại tiêu hóa, Ngoại thần kinh, Tim mạch can thiệp, Nội tim mạch, Chấn thương sọ não đều quá tải lên đến trên 200%. Đặc biệt, công suất sử dụng giường bệnh cũng khiến nhiều người “giật mình” sợ hãi khi Khoa Tia xạ tổng hợp của BV này quá tải 365%, Khoa Ngoại phụ quá tải 364%, Khoa Ngoại cơ sở Tam Hiệp (Thanh Trì - Hà Nội) quá tải 341%, Khoa Tia xạ đầu cổ quá tải 318%, Khoa Ngoại vú quá tải 315%…

Hiện các BV chuyên khoa sản, nhi, tai mũi họng… ở tuyến Trung ương cũng đều “gồng mình” quá tải từ 110% đến 200%.
Ng. Dung

         

Kỳ tới: Bệnh viện thích… quá tải?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo