xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thờ ơ với “phao cứu sinh”

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Nhiều người nhiễm HIV không sẵn sàng dùng thẻ BHYT để điều trị vì sợ lộ danh tính dẫn đến kỳ thị của cộng đồng

Chỉ có khoảng 40% người nhiễm HIV tham gia BHYT cũng đồng nghĩa với 60% bệnh nhân còn lại sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) kể từ năm 2017 - khi các tổ chức quốc tế bắt đầu giảm tài trợ loại thuốc này cho Việt Nam.

Nhiễm HIV vẫn sống khỏe sau 26 năm

Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng 12-1990. Với việc tuân thủ điều trị ARV, sau 26 năm, bệnh nhân này vẫn sống khỏe mạnh.

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, từ năm 2004, Việt Nam mới bắt đầu chương trình điều trị bằng thuốc ARV. Đến tháng 10-2016, trong tổng số khoảng 200.000 người nhiễm HIV còn sống được phát hiện, có 120.000 người sử dụng thuốc ARV (chiếm 60%). Cả nước có gần 400 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS tại 63 tỉnh, thành. Với việc mở rộng điều trị bằng thuốc ARV, gần 150.000 người đã tránh được tử vong do AIDS trong giai đoạn 2001-2015.

“Thực tế, rất nhiều người đang “chung sống hòa bình” lâu dài với HIV nhờ được điều trị bằng thuốc ARV. Cách điều trị này giúp giảm 93% nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Hiện rất nhiều người nhiễm HIV từ năm 2004 đến nay vẫn còn sống” - ông Cảnh nhấn mạnh.

Phát thuốc ARV tại cơ sở điều trị HIV ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Phát thuốc ARV tại cơ sở điều trị HIV ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu điều trị bằng thuốc ARV từ khi nhiễm thì có thể sống thêm đến 55 năm. Khi điều trị sớm, bệnh nhân có sức khỏe gần như bình thường, không bị nhiễm trùng cơ hội, không mất tiền hoặc giảm chi phí nằm viện, thuốc men... Người bệnh có thể vẫn làm việc, tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Vì thế, WHO đã kiến nghị các quốc gia cần mở rộng, điều trị ARV cho tất cả những người nhiễm HIV.

Trước khi có thuốc ARV, nhân viên y tế thường khuyên những cặp vợ chồng hay những người nhiễm HIV không nên xây dựng gia đình hoặc không nên có con. Nhưng từ khi có thuốc ARV, những cặp vợ chồng nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV nếu được điều trị bằng thuốc ARV thì có đến 97% trẻ em sinh ra không bị nhiễm HIV.

Cắt giảm thuốc điều trị

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, những năm qua, việc điều trị bằng thuốc ARV tại Việt Nam được miễn phí vì có viện trợ của các tổ chức quốc tế. Nguồn viện trợ này đang dần bị cắt giảm và sau năm 2017 sẽ cắt hoàn toàn. Do đó, Bộ Y tế coi BHYT là nguồn tài chính cơ bản và bền vững để điều trị ARV cho người bệnh HIV/AIDS trong thời gian tới. Hiện thuốc ARV và một số dịch vụ khám chữa bệnh khác đối với bệnh nhân HIV/AIDS đã được đưa vào diện chi trả của BHYT. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỉ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT chỉ khoảng 40%. Riêng tại TP HCM, tỉ lệ này chỉ 20%.

Hiện chi phí cho việc điều trị HIV khoảng hơn 6 triệu đồng/năm/người. Đối với bệnh nhân kháng thuốc, chi phí điều trị lên đến khoảng 20 triệu đồng/năm. Bà Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS, cho biết vẫn còn rất nhiều người nhiễm HIV/AIDS chưa quan tâm đến BHYT, đây chính là thiệt thòi lớn cho họ trong quá trình điều trị. Trong khi đó, đa phần các bệnh nhân AIDS đều nằm ở diện nghèo và cận nghèo.

TP HCM đã thí điểm triển khai hàng chục phòng khám ngoại trú điều trị cho bệnh nhân có HIV nhưng số bệnh nhân đến chưa nhiều. Nhiều người nhiễm HIV lo ngại việc khám chữa bệnh bằng BHYT sẽ không còn bảo mật thông tin của bản thân, phải đối mặt với nguy cơ bị kỳ thị trong cộng đồng.

Trước những lo lắng này, ông Hoàng Đình Cảnh cho biết Luật Phòng chống HIV/AIDS nghiêm cấm những hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết về việc một người bị nhiễm HIV mà chưa được sự đồng ý của người đó. Việc bảo mật thông tin về quá trình BHYT HIV/AIDS đã được quy định, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Dịch HIV/AIDS vẫn ở mức đáng báo động

Kết quả giám sát trọng điểm năm 2015 ở các địa phương cho thấy dịch HIV/AIDS vẫn ở mức báo động. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 9,3%, phụ nữ bán dâm 2,7% và tình dục đồng tính nam là 5,2%. Các yếu tố nguy cơ lây truyền HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn trong nhóm nghiện chích ma túy và từ nhóm nghiện chích ma túy sang vợ, bạn tình của họ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo