xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng: Vụ chặt gỗ pơ mu đã khởi tố được cá nhân, tổ chức nào?

B.T.Ngọc (Theo VGP-VOV)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 1-8 yêu cầu các thành viên Chính phủ khóa mới phải hành động quyết liệt, nói đi đôi với làm như các vụ chặt gỗ pơ mu, nhà 8B Lê Trực... xử lý đến đâu? thế nào... đều phải làm rõ.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp - Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp - Ảnh: VGP

Sáng nay 1-8, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7-2016, phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Thủ tướng giao ngay nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ khóa mới với tinh thần “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Hành động quyết liệt, nói đi đôi với làm

Dẫn lại phát biểu của một đại biểu Quốc hội cho rằng “con đường dài nhất ở Việt Nam là từ lời nói đến hành động”, Thủ tướng nhắn nhủ các thành viên Chính phủ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, hành động quyết liệt, nói đi đôi với làm, đồng thời yêu cầu thành lập ngay tổ công tác theo dõi thực hiện kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng.

Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành nói phải đi đôi với làm, giải quyết các vụ việc thuộc ngành mình quản lý đúng người, đúng việc và quy rõ trách nhiệm cụ thể.

“Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc. Ngay ngày hôm nay phải thành lập tổ công tác theo dõi kết luận của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thực hiện đến đâu. Vấn đề an toàn thực phẩm cơ chế đến đâu, thực hiện đến đâu thì phải kiểm tra. Hay việc thực hiện chỉ đạo dừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên như thế nào, vụ chặt gỗ rừng Pơ mu ở Quảng Nam đã khởi tố được cá nhân, tổ chức nào chưa? Hay tòa nhà 8B Lê Trực Hà Nội xử lý đến đâu, tại sao? Không lẽ giữa Thủ đô như vậy, hai nhiệm kỳ Chính phủ xử lý không được? Ai là người theo dõi vấn đề này, không thể nói rồi cho qua. Ngay hôm nay thành lập một tổ công tác, Bộ trưởng Chủ nhiệm và trưng tập một số người có liên quan để thực hiện kết luận của Thủ tướng và Phó Thủ tướng, nâng cao tính hiệu lực chỉ của chỉ đạo” - Thủ tướng chỉ đạo.

Bộ trưởng phải nắm được quá trình xử lý văn bản

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu đến tháng 10, các bộ, ngành phải hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, ngành.

Đồng thời, các Bộ trưởng, Trưởng ngành khẩn trương ban hành quy chế làm việc của bộ, ngành mình. Trong đó, cần phải minh bạch và chỉ rõ quy trình, thời gian xử lý công việc, văn bản, trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân; không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Phải minh bạch quy chế xử lý văn bản trên môi trường mạng. “Bộ trưởng phải nắm được toàn bộ công việc của cơ quan, văn bản ra phải biết là văn bản nào, đang ở đâu, xử lý thế nào, có chậm hay không. Nếu không nắm được thì không thể quy trách nhiệm cụ thể”- Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử, trước hết là phổ cập hệ thống xử lý văn bản tại các bộ, ngành, để làm sao ngồi tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng có thể biết được quá trình xử lý văn bản tại các bộ, ngành.

Các Bộ trưởng, "tư lệnh ngành" là người chịu trách nhiệm toàn diện, cao nhất, cuối cùng về tất cả các hoạt động, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành mình. Văn phòng Chính phủ thực hiện nghiêm quy định, chỉ trình những văn bản đúng thẩm quyền lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trường hợp không đúng thẩm quyền, gửi trả lại mà không cần xin ý kiến lãnh đạo Chính phủ).

“Các đồng chí phải sâu sát, thường xuyên nắm thông tin. Không được để tình trạng Bộ trưởng không biết, không xử lý những vấn đề mới phát sinh, bức xúc. Không để dư luận nêu vấn đề rồi mới chạy theo xử lý”- Thủ tướng nêu rõ.

Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác cán bộ

Nhấn mạnh vai trò của công tác cán bộ, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực này; phải phân công đúng người đúng việc; tạo môi trường công tác tốt để mọi cán bộ phát huy được năng lực, sở trường. Chú trọng rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, xác định vị trí việc làm.

Chính phủ, từng thành viên Chính phủ phải đi đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước, tài sản công, nhất là xe công, trụ sở, hội họp, đi công tác.

Phải rà soát việc quản lý và sử dụng tài sản công, nhất là quản lý trụ sở làm việc, cho thuê mặt bằng làm dịch vụ, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo việc này tại phiên họp vào ngày mai.

Nhân đây, Thủ tướng cũng hoan nghênh việc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng về việc không tặng hoa chúc mừng. “Với mấy chục thành viên Chính phủ mới thì có thể tiết kiệm hàng chục, hàng trăm lẵng hoa” - Thủ tướng chia sẻ.

"Trong nhiệm kỳ này, chúng ta phấn đấu xây dựng Chính phủ trong sạch, vững mạnh, không để xảy ra tham ô, tiêu cực, gây mất niềm tin trong nhân dân"- Thủ tướng khẳng định.

img

Cũng trong sáng nay (1-8), tại trụ sở Chính phủ, trước khi bắt đầu phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo