xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thước đo

PHẠM DƯƠNG

Hôm nay, 10-6, Quốc hội tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt do cơ quan quyền lực cao nhất nước này bầu và phê chuẩn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm hay đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ được giao là một việc làm bình thường.
 
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Hơn nữa, đó là những người giữ các cương vị lãnh đạo cao nhất của bộ máy nhà nước. Vì thế, việc Quốc hội lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt do cơ quan quyền lực này bầu và phê chuẩn có một ý nghĩa hệ trọng, nhạy cảm. Điều cũng quan trọng không kém là việc lấy phiếu tín nhiệm này cần thể hiện được nguyện vọng và ý chí của cử tri cả nước.

Mỗi đại biểu Quốc hội đều đã nắm rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm với mỗi chức danh lãnh đạo cũng chỉ có 3 mức đánh giá: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Thế nhưng, để có một kết quả lấy phiếu tín nhiệm thực chất và chính xác chắc chắn không hề đơn giản. Cơ sở quan trọng nhất để các đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm là dựa trên kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, mỗi chức danh lãnh đạo lại thực thi nhiệm vụ trong những lĩnh vực rất khác nhau, có những lĩnh vực liên quan mật thiết tới đời sống dân sinh song cũng có lĩnh vực nặng về quản lý nhà nước và hoạch định chính sách… nên đánh giá tín nhiệm có thể chỉ tương đối. Đương nhiên, để đi tới quyết định đánh giá tín nhiệm một chức danh lãnh đạo, mỗi đại biểu có nhiều nguồn thông tin, nhiều “kênh” để đối chiếu, so sánh nhằm có thể đưa ra quyết định một cách khách quan, chính xác nhất.

Mỗi đại biểu Quốc hội hoàn toàn có quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đánh giá tín nhiệm của mình. Nhưng trên hết, mỗi vị đại biểu của dân còn là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri và cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước. Do vậy, lá phiếu tín nhiệm cần phản ánh chính xác ý chí và nguyện vọng của cử tri.

Sự chính xác của lá phiếu tín nhiệm sẽ có tác dụng động viên, khích lệ để người lãnh đạo được tín nhiệm cao thêm nhiệt tình, hăng hái làm việc và cống hiến. Tín nhiệm thấp sẽ là sự cảnh tỉnh cần thiết để người bị đánh giá sửa chữa, khắc phục điểm yếu, tồn tại hay khuyết điểm.

Khi đề cập việc Quốc hội lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng người “cho điểm” cuối cùng là nhân dân. Nhân dân tất nhiên sẽ rất vô tư và công bình “chấm điểm” để cho ra một kết quả lấy phiếu tín nhiệm trung thực, khách quan, phản ánh đúng nguyện vọng và ý chí của mình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo