xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Thuyền trưởng” Hồ Chí Minh

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN (Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Chính sách quốc gia, Trường ĐH KHXH&NV TP HCM)

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nếu không có sự tham gia đông đảo của nhân dân thì không có cách mạng. Nhưng phải có người lãnh đạo hội đủ cả tài năng và đức độ thì cách mạng mới thành công. Hồ Chí Minh là một lãnh tụ như thế

Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam chưa ra khỏi chế độ phong kiến đã bị thực dân phương Tây xâm lược. Đến đầu thế kỷ XX, xu hướng dân chủ tư sản mới ảnh hưởng vào Việt Nam qua con đường Trung Quốc và Nhật Bản. Những cuộc vận động cách mạng như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục… do các sĩ phu và nhân sĩ yêu nước phát động mới chỉ dừng lại ở mức đánh thức tinh thần dân tộc trong một bộ phận nhân dân và giới trí thức, chưa tập hợp được lực lượng đủ mạnh và rộng rãi. Mặt khác, tình thế và điều kiện thế giới, trong nước chưa cho phép tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng.

Lúc đó, Nguyễn Tất Thành còn là một thanh niên nhưng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những phong trào vận động cách mạng và cũng kế thừa được kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành xác định rõ mục tiêu: “…Tôi đi xem người ta làm thế nào để về giúp dân ta…” - tức là để đi quan sát, tìm hiểu, học tập, lựa chọn - để “biết người biết ta”, chứ không phải để sao chép các tư tưởng, mô hình cách mạng ở nước ngoài. Điều đó được chứng minh bằng những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hình thành đường lối và chỉ đạo cách mạng giành độc lập của Việt Nam.

Thời kỳ đó, quan điểm của Quốc tế Cộng sản gần như nghiêng hẳn về đấu tranh giai cấp nên đưa ra nhận định: Cách mạng vô sản ở chính quốc sẽ giành thắng lợi trước để giúp cho vô sản ở thuộc địa giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ vào thực tế ở phương Đông và Việt Nam để đưa ra nhận định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước và hỗ trợ cho cách mạng vô sản ở chính quốc.

Do đó, từ Chính cương tóm tắt năm 1929, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định sẽ tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền” kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo tín ngưỡng. Đến Hội nghị Trung ương 6 (tháng 11-1939) xác định nhiệm vụ cụ thể, trước mắt là chống phát xít. Đến Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11-1940), vẫn khẳng định tính chất cách mạng tư sản dân quyền.

Nhưng đến Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941) đã xác định chỉ tập trung vào một mục tiêu cấp bách là “dân tộc giải phóng”, đồng thời thành lập “Mặt trận Việt Minh” nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hội nghị Trung ương 8 được đánh giá là sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Về phương pháp cách mạng, sẽ đi từ “khởi nghĩa từng phần tiến đến tổng khởi nghĩa”. Đó là sự sáng tạo và phát triển lý luận của Lenin về “Tổng khởi nghĩa” giành chính quyền đi từ “tổng bãi công chính trị” và từ khởi nghĩa vũ trang lên chiến tranh cách mạng.

Nhìn lại cả quá trình từ Chính cương tóm tắt năm 1929, trải qua các Nghị quyết 6, 7, 8 đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đứng ở vị trí của “thuyền trưởng” - người đưa ra những đường lối chiến lược, tổ chức lực lượng và trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Với vai trò đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người xứng đáng nhất được lịch sử và nhân dân lựa chọn để trao cho trách nhiệm và vinh dự đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đó là sự xác nhận công bằng của lịch sử.

Bản lĩnh bậc thầy

Việt Nam tuyên bố độc lập trong hoàn cảnh cạn kiệt ngân sách và chưa đầy một tháng sau, quân Pháp đã quay lại đánh chiếm Sài Gòn, quân Tưởng Giới Thạch cướp phá ở miền Bắc… Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, đòi hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sách lược khôn khéo.

Để loại bỏ bớt kẻ thù, Chính phủ Việt Nam đã thỏa thuận cho phép quân Pháp thay thế quân Tưởng ở miền Bắc. Để có tài chính cho hoạt động của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức “Tuần lễ vàng” kêu gọi sự đóng góp vật chất của tất cả tầng lớp nhân dân. Để kéo dài thời gian hòa hoãn và tránh một cuộc chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang Pháp hội đàm và Người đã nhượng bộ đến mức chấp nhận Việt Nam là nước tự do trong khối Liên hiệp Pháp. Do thực dân Pháp từ chối thiện ý đó nên nhân dân Việt Nam buộc phải đứng lên kháng chiến.

Đường lối chỉ đạo xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra có nội dung cơ bản: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sức mạnh thời đại.

Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Pháp đã cai trị Việt Nam gần 80 năm nhưng chỉ sau 9 năm đối phó với chiến tranh nhân dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, chúng phải chịu thất bại và rút khỏi Đông Dương. Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ giàu mạnh và thâm độc gấp bội so với Pháp nhưng cũng chỉ chiếm đóng được 21 năm để rồi buộc phải “tháo chạy tán loạn” vào ngày 30-4-1975.

 

 

Học Bác để đạt nhiều kết quả tốt hơn

Sáng 14-5, Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng TP HCM đã tổ chức kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2015).

Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thành Phong khen thưởng các tập thể,  tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị

 

Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thành Phong khen thưởng các tập thể, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Hoàng Năng, Bí thư Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng, ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người đã dành trọn cuộc đời mình để đưa Việt Nam từ tối tăm nô lệ trở thành đất nước độc lập, tự do - một đất nước anh hùng, được bạn bè năm châu yêu mến. Cuộc đời của Người trong sáng, cao đẹp. Người là một anh hùng dân tộc kiệt xuất, chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, nhân dân, lý tưởng cộng sản, độc lập, tự do của các dân tộc, hòa bình và công lý trên thế giới.

“Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người mãi mãi soi sáng con đường mà chúng ta đang đi. Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ghi nhớ công ơn to lớn của Người, chúng ta nguyện không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người để thu được nhiều kết quả tốt hơn nữa” - ông Năng bày tỏ.

Dịp này, Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng đã tổng kết cuộc thi “Bác Hồ trong trái tim tôi” được phát động từ tháng 6-2014, với hơn 7.000 người tham gia viết bài.

Đảng ủy khối đã khen thưởng 5 tập thể, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong 4 năm (2012-2015) và 20 cá nhân đạt giải cuộc thi “Bác Hồ trong trái tim tôi”.

Ph.Anh

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo