xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu cực vì quy trình nhiều kẽ hở

NGUYỄN THẠNH - Anh Thư - Ngọc Dung

Lãnh đạo nhiều bệnh viện tỏ ra bất ngờ, thậm chí không tin có chuyện dùng biên lai giả thu tiền khám bệnh ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)

Như Báo Người Lao Động ngày 21-5 đã thông tin, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam 3 người nguyên là nhân viên Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM) về hành vi “Tham ô tài sản”, gồm: La Hồng Phát (SN 1981, nhân viên kế toán), Hồ Văn Sơn (SN 1983, điều dưỡng) và Nguyễn Thái Ngọc Tú (SN 1982, hộ lý).

Chiếm đoạt khoảng 5 triệu đồng/ngày?

Phát khai bản thân và đồng phạm cuối năm 2013, lợi dụng quy trình chưa áp dụng công nghệ thông tin để đưa cho bệnh nhân những biên lai giả khi thu tiền. Bệnh nhân không hề hay biết vì quyền lợi khi khám bệnh không bị ảnh hưởng và nhân viên ở các khâu khác cũng dựa vào những tấm biên lai ấy để hoàn tất quy trình khám cho bệnh nhân. Liên 2 của biên lai thay vì được giữ lại để kiểm soát thì Phát phi tang.

Phụ huynh và bệnh nhi chờ khám ở Khu Khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) Ảnh: Anh Thư
Phụ huynh và bệnh nhi chờ khám ở Khu Khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) Ảnh: Anh Thư

Vụ việc đổ bể khi một số điều dưỡng phát hiện nhiều phiếu khám bệnh có mã số trùng lặp. Một đoàn kiểm tra đột xuất được BV lập ra và thu giữ nhiều xấp biên lai giả (trị giá 50.000 đồng/biên lai), trong đó có cả cùi biên lai đã sử dụng. BV lập hội đồng kỷ luật, buộc thôi việc Sơn và Phát đồng thời nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng. Số tiền thiệt hại được BV xác định lên đến 560 triệu đồng, với số lượng bệnh nhân đến khám mỗi ngày 5.000-6.000 người thì các đối tượng chiếm đoạt khoảng 5 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, các đối tượng chỉ thừa nhận với cơ quan công an là đã chiếm đoạt 250 triệu đồng.

Theo quy trình mà nhân viên khu khám bệnh của BV Nhi Đồng 1 hướng dẫn chúng tôi thì hiện nay, khi phụ huynh mang con đến BV này sẽ đăng ký khám bệnh theo số thứ tự, xuất trình giấy tờ liên quan, nộp thẻ BHYT và nhận số thứ tự phòng khám chuyên khoa phù hợp với bệnh. Sau khi khám, đơn thuốc được đóng dấu, phụ huynh hoàn tất thủ tục đồng chi trả (nếu có) tại nơi thu tiền và nhận lại giấy tờ, sau đó nhận thuốc tại quầy thuốc. Quy trình tại khu khám dịch vụ cũng tương tự, chỉ không có bước nộp thẻ BHYT. Ngoài biên lai đưa cho bệnh nhân, nhân viên BV cũng giữ lại một tờ (liên 2) để kiểm soát. Quy trình này được dán tại nhiều nơi trong khu khám. Ngoài việc ghi nhận trên giấy tờ, BV này còn quản lý hồ sơ bệnh nhân và quy trình khám thông qua công nghệ thông tin để giám sát được chặt chẽ hơn.

Khó “thoát” nếu vi tính hóa

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một số lãnh đạo BV tại TP HCM tỏ ra khá bất ngờ, thậm chí không tin chuyện này có thể xảy ra.

TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết tại BV này, tất cả công đoạn tiếp nhận khám chữa bệnh đều được vi tính hóa liên kết với nhau nên không thể xảy ra sự cố như trên dù mỗi ngày ở đây khám khoảng 1.000 người bệnh. Để chứng minh, bác sĩ Phú dẫn ra quy trình tiếp nhận khám chữa bệnh như sau: Khi người bệnh đến khám, ban đầu bấm lấy số thứ tự tự động, đăng ký tên, tiếp đó đến khâu đóng tiền và được cấp hóa đơn màu vàng rồi mới đến phòng khám bệnh. Hóa đơn này in từ máy vi tính, danh sách người bệnh đăng ký bao nhiêu thì ứng với số lượng hóa đơn xuất ra sao lưu trên hệ thống nên không thể

giả được.

Tại BV Ung bướu (TP HCM), mỗi ngày tiếp nhận trên 2.000 bệnh nhân. TS-BS Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc BV, cho biết chiều hằng ngày, phòng tài vụ kiểm tra danh sách người bệnh đăng ký khám, đối chiếu với số biên nhận thu tiền xuất ra cùng số cùi phiếu, nếu có chênh lệch là phát hiện ngay. Chưa kể, tại khâu khám bệnh, thu tiền luôn được kiểm tra giám sát và luân phiên 6 tháng thay đổi nhân viên một lần.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Uyên, Kế toán trưởng BV Ung bướu, khâu kiểm tra hằng ngày số tiền thu vào với số phiếu phát ra ở BV này làm rất gắt gao, do 2 nhân viên phòng tài vụ đảm nhiệm. Quy trình người bệnh đến khám tại đây chia làm 3 bước: Ban đầu, tại khâu tiếp nhận, người bệnh sẽ đăng ký các thông tin liên quan, sau đó sang bộ phận đóng tiền kế bên và được cấp 1 biên nhận đóng tiền, công đoạn này làm bằng tay. Bước cuối cùng, người bệnh được chuyển đến phòng cần khám. Từ khâu tiếp nhận đến các phòng khám được kết nối hệ thống vi tính, nhân viên tiếp nhận chỉ click danh sách người bệnh đăng ký đến các phòng khám. Căn cứ thông tin đăng ký (thông tin người bệnh có trùng khớp hay chưa, đóng tiền hay chưa), các phòng khám chuyên khoa đều biết mà thực hiện.

Theo bà Uyên, phiếu thu tiền phát cho người bệnh trước đây mua ở cơ quan thuế nhưng sau này, BV được cơ quan thuế cho phép tự in. Trước khi sử dụng phiếu thu, phòng tài vụ phải báo cho cơ quan thuế trước 20 ngày và tất cả cùi vé đều tập hợp lại, niêm yết để hằng tháng báo cáo.

Tại Khoa Khám bệnh BV Nhi Đồng 2

(TP HCM), việc tiếp nhận người bệnh cũng được thực hiện chặt chẽ. Chị Nguyễn Thị Sao Mai đưa con là Nguyễn Ngọc Thiên Ân (4 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) đến khám vào ngày cuối tuần vì viêm phổi. Sau khi lấy số thứ tự, đóng tiền, chị được cấp số phòng khám. Trên sổ khám bệnh của bé Ân được lưu mã vạch vi tính và mã này lưu vào hệ thống quản lý của BV.

Có thông đồng thì mới trục lợi được

TS Dương Đức Hùng, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Bạch Mai (Hà Nội), cho biết những quy định về phát tích kê, thu tiền khám, phát số... là do BV đưa ra dựa trên những quy định chung của Bộ Y tế. Tuy nhiên, dù làm thế nào thì đây cũng là một chuỗi quy trình nên việc một nhân viên nào đó lấy tiền của BV là không đơn giản.

“Bán phiếu khám, thu tiền các xét nghiệm... là một chuỗi quy trình với sự ràng buộc rất nhiều bộ phận và con người. Do đó, chỉ khi những người ấy thông đồng với nhau thì mới trục lợi được. Hiện nay, thay vì quản lý thủ công, nhiều BV đã thực hiện quản lý trên hệ thống điện tử. Tất cả dữ liệu được nhập vào hệ thống mạng nội bộ có kết nối internet. Đồng thời, nhân viên ở những bộ phận “nhạy cảm” cũng thường xuyên phải luân chuyển” - TS Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, một trong những xu hướng khám chữa bệnh hiện đại là thời gian qua, nhiều BV đã liên kết với hệ thống ngân hàng để người bệnh thanh toán viện phí không phải dùng tiền mặt mà thông qua thẻ, tránh nộp viện phí nhiều lần. BV Bạch Mai đã dành một khu vực riêng để người bệnh có thể sử dụng linh hoạt các hình thức thanh toán đa dạng như qua thẻ ATM, Internet Banking... nên không cần xếp hàng hay mang theo tiền mặt. Cách quản lý này chắc chắn sẽ không thể xảy ra tình trạng làm khống bán phiếu khám bệnh hay phiếu xét nghiệm. Tuy nhiên, để triển khai đồng bộ và toàn diện thì vẫn là câu chuyện dài.

Ông Hùng cũng cho rằng vấn đề ở đây là trách nhiệm của người đứng đầu đã không sâu sát hoặc quy trình có những kẽ hở. Kể cả khi đã có quy định thì không phải ai cũng thực hiện nghiêm túc. Đơn cử như quy định “5 tra 3 đối” với thuốc, vắc-xin, nếu nhân viên y tế thực hiện đúng, chắc chắn sẽ không có chuyện tiêm nhầm thuốc.

 

Rút kinh nghiệm toàn ngành

PGS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cũng bất ngờ, không thể tin xảy ra sự việc như vậy ở BV Nhi Đồng 1. Theo ông, tiêu cực như vừa qua chỉ xảy ra ở những BV với số lượng bệnh nhân đăng ký khám quá đông và thủ tục tiếp nhận bệnh nhân còn làm bằng tay, kiểu thủ công. Còn hiện nay, nhiều BV, kể cả tuyến quận, huyện trên địa bàn đã vi tính hóa, không còn thu kiểu này nữa nên ít xảy ra tiêu cực. Qua vụ này, lãnh đạo Sở Y tế cũng nhìn nhận cần rút kinh nghiệm toàn ngành.

PGS Bỉnh cho biết sẽ yêu cầu các BV tăng cường kiểm tra giám sát, đặc biệt phải ứng dụng phần mềm vi tính, nối mạng hệ thống quản lý như là một trong những tiêu chí bắt buộc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh làm hài lòng người bệnh. Ng.Thạnh

 

Sẽ có quy trình chuẩn khám chữa bệnh

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết bộ này đã có quy định về quy trình khám chữa bệnh nhằm rút gọn thời gian chờ đợi, giảm thủ tục phiền hà cho người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, còn thực hiện cụ thể thế nào là phụ thuộc vào các BV. Những thủ tục hành chính như phát tích kê, bán phiếu khám... là do quy định của các BV.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, về lâu dài sẽ đưa ra quy trình chuẩn khám chữa bệnh. Quy trình này ứng dụng rộng rãi và hiệu quả công nghệ thông tin, phần mềm quản lý BV, áp dụng toa thuốc điện tử, bệnh án điện tử và giảm tối đa chữ ký... trong các khâu. Với quy trình khám chữa bệnh hiện nay, bệnh nhân phải chờ lâu và BV quá tải một phần do thủ tục rườm rà, nhiều khâu chưa hợp lý và các đơn vị chậm cải tiến quy trình.     Ng.Dung

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo