xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm cách thích ứng với hạn, mặn

THỐT NỐT - CA LINH

Trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường và xâm nhập mặn, phải khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mở rộng diện tích nuôi tôm thay thế lúa

Những ngày qua, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đang khẩn trương rà soát các nơi có nguy cơ xâm nhập mặn để chủ động đắp đập kịp thời.

Triển khai nhanh giải pháp tạm thời

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Kiên Giang, thời tiết năm nay được nhận định là hết sức bất lợi cho sản xuất ở địa phương. Do đó, sở giao Chi cục Thủy lợi theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và diễn biến mặn để thông báo kịp thời cho các địa phương và người dân biết nhằm chủ động trong sản xuất.

Vấn đề cấp bách hiện nay vẫn là nắm lại thông tin về những nơi có nguy cơ bị xâm nhập mặn để tiến hành đắp đập. Cùng với đó là quản lý vận hành, đóng mở hệ thống cống trên tuyến đê biển để ngăn mặn, giữ ngọt một cách hợp lý theo yêu cầu thực tế tại thời điểm sản xuất cũng như từng khu vực. Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai nhanh những giải pháp tạm thời trong thời gian chưa xây dựng cống.


Anh Lâm Tùng Hiếu cải tạo ruộng lúa bị nhiễm mặn để đào ao nuôi tôm Ảnh: THỐT NỐT

Anh Lâm Tùng Hiếu cải tạo ruộng lúa bị nhiễm mặn để đào ao nuôi tôm Ảnh: THỐT NỐT

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, sở đã yêu cầu Chi cục Thủy lợi đóng các cửa cống thuộc tiểu dự án Ô Môn - Xà No nhằm ngăn mặn từ phía Bắc Xà No. Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ diện tích lúa và cây ăn trái của người dân, hệ thống cống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh cũng sẽ được đóng khi độ mặn bên ngoài kênh Xà No tăng cao.

Là tỉnh từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn, mặn nên Bến Tre đã chủ động xây dựng nhiều phương án thích ứng. Tỉnh khuyến khích người dân trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm.

ThS Kỷ Quang Vinh, Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, cho rằng để đáp ứng nhu cầu nước ngọt trong mùa khô, ĐBSCL cần tạo hệ thống hồ trữ nước trong mùa mưa, mùa lũ. Ông Vinh đề xuất: “ĐBSCL có thể học hỏi mô hình của Thái Lan, yêu cầu nông dân bỏ ra 30% diện tích đất đào hồ chứa nước để đáp ứng trong mùa khô hoặc có thể xử lý nước sạch đưa xuống tầng nước ngầm để dùng trong tình hình khô hạn”.

Bỏ lúa nuôi tôm

Anh Lâm Tùng Hiếu - ngụ thị trấn Thứ 11, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - cho biết trong đợt hạn, mặn lịch sử vừa qua, gia đình anh mất trắng phần diện tích lúa nên hiện vẫn nợ đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hiện diện tích đất này vẫn chưa thể sạ lúa được vì còn nhiễm mặn. Do đó, anh quyết định cải tạo hết toàn bộ ruộng, đào ao nuôi tôm với mong muốn có lợi nhuận để trả nợ.

Theo ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường và xâm nhập mặn như hiện nay, không cách nào khác hơn là khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, nhất là phải mở rộng diện tích nuôi tôm thay thế cây lúa. Trong năm nay, tỉnh Kiên Giang phấn đấu thả nuôi 113.000 ha với tổng sản lượng ước đạt 63.000 tấn tôm. Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND các huyện, thị xã tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực, nỗ lực hết mình trong điều kiện có thể để hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho rằng muốn thích ứng với biến đổi khí hậu, buộc phải chuyển đổi cả vật nuôi và cây trồng. Đặc biệt, bờ biển Kiên Giang dài hơn 200 km được xác định là lợi thế lớn để phát triển nuôi tôm nước lợ và sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa. Do đó, tỉnh sẽ tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất và tháo gỡ nhiều khó khăn khác cho người nuôi tôm cũng như doanh nghiệp.

Dân đi đến vùng khác kiếm sống

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ NN-PTNT vừa có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ để nắm bắt tình hình di dịch dân cư và lao động bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trên địa bàn ĐBSCL. Theo Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến kinh tế của người sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL khiến nhiều hộ ven biển tìm đến Đông Nam Bộ kiếm sống. Trong khi đó, số người nhập cư ở ĐBSCL thấp hơn nhiều, giai đoạn 2009-2014 chỉ có 97.438 người.

Vụ Kinh tế đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương có người đi và người đến ký kết hoặc ban hành cơ chế phối hợp để quản lý. Mặt khác, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL; xây dựng quỹ khen thưởng ứng phó với biến đổi khí hậu để sẵn sàng thưởng cho người di cư thành công, làm việc tốt, lành nghề, chứng minh được nguồn thu nhập cao. Quỹ cũng cần khen thưởng những người ở lại khai thác ruộng đất có hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo