xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tội phải ra tội !

Luật sư NGUYỄN KIỀU HƯNG (Hãng Luật Giải phóng)

Quá trình lấy ý kiến, dự thảo Bộ Luật Hình sự (BLHS) sửa đổi có đề xuất bổ sung các tội “tự chuyển hóa”, “lợi ích nhóm” và “suy thoái đạo đức, lối sống”.

Giới luật sư hết sức ngạc nhiên về sự mơ hồ của một điều luật như thế và nghi ngờ về tính khả thi của nó.

Một quy định pháp luật mơ hồ thì khó đi vào cuộc sống, tức không điều chỉnh được quan hệ xã hội mà điều luật hướng đến. Chúng tôi hay gọi đó là “luật chết”. Một “luật chết” được ban hành không chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc của nhà nước mà còn làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật.

Trong luật dân sự, nếu có một quy định chưa rõ ràng thì có thể hướng dẫn bởi các văn bản dưới luật để thực thi, còn các điều luật trong BLHS thì đòi hỏi sự khái quát, cụ thể ở mức độ cao. Không thể tồn tại những điều luật mà ngay cả tên gọi cũng đã cho thấy sự mơ hồ như 3 tội danh đề xuất nói trên.

Theo khoa học luật hình sự, có 4 yếu tố cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, khách quan và chủ quan. Trong đó, để bổ sung một tội danh mới, các nhà làm luật phải xác định được mặt khách thể của tội phạm, tức phải xác định được quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ cho tội danh mới cụ thể là gì. Với tội “tự chuyển hóa”, “lợi ích nhóm” và “suy thoái đạo đức, lối sống” như đã nói, ngay cái tên gọi cũng đã rất trừu tượng nên rất khó để xác định được khách thể mà luật hình sự bảo vệ trong các tội danh này.

Mặt khác, trong phần các tội phạm của BLHS, các quan hệ xã hội liên quan đến các tội phạm mới này cũng đã có quy định như: hành vi liên quan đến “tự chuyển hóa” được quy định trong phần các tội phạm an ninh quốc gia; “lợi ích nhóm” quy định trong phần các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; “suy thoái đạo đức, lối sống” quy định trong tất cả các điều luật của BLHS (vì cán bộ, công chức đã vi phạm pháp luật là “suy thoái”). Chưa nói đến, cán bộ, công chức còn bị điều chỉnh hành vi, lối sống, tác phong, đạo đức qua một loạt quy định khác như Luật Cán bộ, công chức; Điều lệ Đảng và quy chế của cơ quan, tổ chức nơi công tác...

Pháp luật luôn theo sau những quan hệ xã hội mới phát sinh và nó được sinh ra để điều chỉnh những quan hệ xã hội. Tuy nhiên, những hành vi liên quan đến các tội danh nêu trên không phải là mới nên không cần thiết để “sản xuất” thêm.

Điều người dân cần hơn cả vào lúc này chính là giải pháp nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật để phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm chứ không phải cần nhiều hơn số lượng luật và điều luật. Thiết nghĩ, cải cách tư pháp nên bắt đầu từ quy trình xây dựng luật vốn đang có “vấn đề” như chính lời Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói trước diễn đàn Quốc hội năm ngoái: “Hệ thống luật nước ta phức tạp nhất thế giới”.

Vậy đừng làm cho nó phức tạp hơn nữa!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo