xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tốn tiền tỉ để... chắp vá

NHÓM PHÓNG VIÊN

Để đối phó tình trạng sạt lở, nhiều địa phương đã xây kè hoặc khu tái định cư để đưa người dân vùng sạt lở đến sinh sống nhưng có công trình vừa xây xong là bị “hà bá” nuốt chửng

Năm 2007, UBND huyện Phước Long - Bạc Liêu chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung xây dựng bờ kè bằng bê tông cốt thép dọc theo tuyến kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp và các tuyến sông, kênh trong huyện nhằm chống sạt lở, bảo vệ các công trình công cộng và nhà cửa của cư dân ven sông.

Kè trăm tỉ vô dụng

Chỉ trong 3 năm, 2007-2009, huyện này đã huy động hàng ngàn hộ dân đóng góp cùng vốn ngân sách để xây dựng hơn 113 km bờ kè với tổng vốn đầu tư hơn 116 tỉ đồng. Công trình vừa hoàn thành cuối năm 2009 thì sang năm 2010, huyện này lại quyết định xây dựng tuyến kè mới song song, cách tuyến kè cũ khoảng 3 m với nguồn vốn hơn 60 tỉ đồng. Tuyến kè cũ trị giá hơn trăm tỉ đồng vì thế đã trở thành vô dụng.

Lãnh đạo huyện Phước Long giải thích rằng do bờ kè cũ trước đây chủ yếu vận động tiền, ngày công của nhân dân để xây dựng nên chất lượng không cao và không đẹp do “có người làm vầy, người làm khác”, cho nên khi huyện được Trung ương ghi vốn 63 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ thuộc “dự án kè chống sạt lở trung tâm xã, thị trấn” thì huyện quyết định xây dựng tuyến kè mới để công trình có chất lượng hơn, đẹp hơn.

img

Bờ kè huyện Phong Điền - TP Cần Thơ vừa xây xong đã sạt lở. Ảnh: CA LINH

Trong khi đó, dư luận cán bộ và nhân dân trong huyện lại cho rằng việc xây dựng bờ kè cũ hoàn toàn không có chuyện “mạnh ai nấy làm” vì khi xây dựng, huyện đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, gồm đủ các thành phần tham gia, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên bám sát địa bàn để tổ chức thực hiện; các xã, thị trấn trong huyện cũng thành lập ban chỉ đạo; thường trực Huyện ủy còn phân công các ủy viên ban thường vụ, cấp ủy, trưởng, phó ban, ngành trong  huyện trực tiếp chỉ đạo các xã, ấp theo dõi xuyên suốt quá trình xây dựng.

Thực tế cũng có một số hộ nghèo xây dựng bờ kè bằng cây gỗ địa phương, rào chắn bằng cao su nên sau một thời gian sử dụng, kè bị xuống cấp, rạn nứt nhưng nhìn chung, tuyến kè cũ này vẫn còn sử dụng hiệu quả trong phòng chống sạt lở.

Không sạt mới lạ!

Để đối phó với tình trạng sạt lở diễn ra phức tạp ở ĐBSCL, các địa phương đã xây dựng nhiều công trình kè hoặc khu tái định cư để đưa người dân từ vùng sạt lở đến sinh sống. Tuy nhiên, một số công trình chưa thể triển khai vì thiếu vốn, có công trình xây xong một thời gian là bị “hà bá” nuốt chửng, lại phải tốn thêm tiền tỉ để chắp vá.

Dân sống quanh vùng chợ Phong Điền (huyện Phong Điền - TP Cần Thơ) khó quên vụ sạt lở bờ kè chợ vào năm 2007. Lúc đó, bờ kè xây dựng xấp xỉ 14 tỉ đồng, đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa nghiệm thu thì một đoạn sụp xuống làm đổ 16 ki-ốt bán hàng Tết. Hai hôm sau, lại sụp tiếp 11 căn nhà và hàng chục căn khác bị ảnh hưởng. Tổng chiều dài bờ kè bị sụp đất lên đến hơn 140 m, rộng gần 20 m, xô bờ kè nghiêng ra sông Phong Điền từ 1 - 1,5 m; thiệt hại bờ kè và nhà cửa của dân khoảng 3,4 tỉ đồng.

Sau đó, nguyên nhân sạt lở đất ở bờ kè chợ Phong Điền được các ngành chức năng xác định là do đơn vị tư vấn thiết kế không tính đến yếu tố địa chất tại khu vực này chứ không hề nói đến công trình có bị “rút ruột” hay không nhưng những người dân chứng kiến việc thi công thì kháo nhau rằng “làm thế mà không sạt mới lạ?”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo