xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM hướng đến chủ động nguồn nước

Bài và ảnh: Minh Khanh

Trước ngày 10-5, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV phải báo cáo về những giải pháp cấp nước an toàn cho TP HCM

Ngày 8-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) phối hợp với dự án Biến đổi khí hậu và cung cấp nước ĐBSCL tổ chức báo cáo kết quả hội thảo “Hồ trữ nước bảo đảm cấp nước an toàn cho TP HCM”.

Nhà máy nước không nên ngừng hoạt động

Ông Hồ Văn Lâm, Tổng Giám đốc SAWACO, cho biết UBND TP yêu cầu trước ngày 10-5, đơn vị này phải báo cáo về những giải pháp cấp nước an toàn cho TP cũng như quy hoạch cấp nước giai đoạn sau năm 2015. Trong khuôn khổ nhiệm vụ này, từ ngày 5 đến 7-4, SAWACO đã tổ chức hội thảo xoay quanh vấn đề hồ trữ nước cho TP.

Hồ Dầu Tiếng sẽ là một trong những nguồn cấp nước chủ lực cho TP HCM trong tương lai
Hồ Dầu Tiếng sẽ là một trong những nguồn cấp nước chủ lực cho TP HCM trong tương lai

Trong những tháng đầu năm 2016, độ mặn trên sông Sài Gòn nhiều lúc vượt ngưỡng 250 mg/lít nồng độ chloride (ngưỡng an toàn cấp nước theo quy chuẩn Việt Nam), có thời điểm lên đến 350-360 mg/lít. Vì vậy, các nhà máy nước phải tạm ngưng hoạt động trong thời gian ngắn. Một mối đe dọa khác đối với nguồn nước cấp cho TP là nguy cơ gia tăng đột ngột hàm lượng các chất cặn do nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Rik Dierx, Giám đốc dự án Biến đổi khí hậu và cung cấp nước ĐBSCL, cho rằng SAWACO đang khá bị động trong việc cung cấp nước. “Khi gặp sự cố về xâm nhập mặn hay ô nhiễm, vẫn nên lấy nước và xả nước, miễn đừng xả vào hệ thống, chứ không nên ngưng hoạt động các nhà máy nước vì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. SAWACO cần phối hợp với các sở - ngành liên quan để có thông tin cảnh báo sớm về độ mặn hay ô nhiễm nguồn nước từ các trạm quan trắc. Bên cạnh đó, nước sông Sài Gòn lấy từ trạm Hòa Phú có thể trung hòa với nước lấy từ kênh Đông (hồ Dầu Tiếng xả về) vì nước kênh Đông có nồng độ chloride thấp. Đây là những giải pháp không tốn kém mà có thể thực hiện ngay trong năm nay” - ông Rik đề xuất.

Theo các đại biểu, về lâu dài, cần có nguồn nước dự trữ để cung cấp trong trường hợp khẩn cấp và thay thế cho những nguồn nước bị ô nhiễm. Có 2 hướng giải pháp cho việc này là lấy trực tiếp nước từ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An và xây dựng các hồ dự trữ nước tại TP. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tính toán rằng đầu tư một hệ thống ống dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về Nhà máy Nước Tân Hiệp khá phức tạp: đầu tư 2 đường ống đường kính từ 1,5-2 m với 4 trạm bơm nước. Chi phí đầu tư công trình là 1,2 tỉ USD, chi phí điện năng khoảng 14,5 triệu USD/năm, xây dựng trong 7-10 năm. Do vậy, chỉ nên xem đây như giải pháp cuối cùng khi nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ở hạ nguồn thực sự không thể lấy được nữa.

Hồ chứa đa mục tiêu

Một giải pháp được nhiều đại biểu tán đồng là xây dựng các hồ dự trữ nước. Tuy nhiên, mục tiêu và quy mô hồ chứa vẫn đang được bàn bạc. Nếu là hồ chứa nhỏ sẽ dễ dàng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vì chỉ cần khoảng 10-20 ha. Thế nhưng, lượng nước này, trong bối cảnh gia tăng tác động của biến đổi khí hậu, có thể không đủ để giảm thiểu xâm nhập mặn. Mô hình hồ chứa đa năng có vẻ khó khăn hơn trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng vì diện tích tối thiểu phải 400 ha. Ngoài việc cung cấp nước sạch, hồ còn kiểm soát lũ, phục vụ tưới tiêu, đẩy mặn và cải thiện cảnh quan nên đây là giải pháp lâu dài và hiệu quả, thích ứng cho các kịch bản biến đổi khí hậu. Điều đáng quan tâm là nguồn nước cho hồ đa năng nên lấy từ đâu? Nếu trữ nước từ các sông thì luôn phải cấp cho nước trong hồ được đầy để cân bằng chất lượng, còn muốn trữ nước mưa để tận dụng nguồn nước và điều tiết lũ thì nước trong hồ luôn phải tháo cạn vào mùa mưa để tiếp nhận lượng nước thừa từ những cơn mưa, thủy triều cao.

Đại điện Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng cho rằng cần nhìn dài hạn là phát triển các hồ chứa theo hướng đa mục tiêu mang tính chất sinh thái. Bên cạnh đó, TP HCM nên tận dụng các sông, kênh, rạch hiện có để xây dựng thành hồ chứa đa mục tiêu: sinh thái, điều tiết nước trong mùa lũ và xả nước đẩy mặn trong mùa khô, đồng thời tạo cảnh quan xanh cho TP. Tuy nhiên, cần lưu ý là phải kiểm soát vấn đề ô nhiễm do xả thải, mục tiêu chính là gì và ranh giới đến đâu (vì liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng).

Phải quản lý sông theo lưu vực

Theo GS-TS Nguyễn Ngọc Trân, dù là giải pháp hồ chứa hay thay đổi điểm lấy nước thì vẫn bị động vì các hồ chứa đều nằm trên địa phận các tỉnh hay hồ Trị An cũng ít nước, quản lý hồ không chấp nhận xả thì TP HCM tính sao? GS-TS Trân cho rằng Luật Tài nguyên nước cần được quan tâm đúng mức, quản lý tài nguyên nước phải theo lưu vực. “Đây là vấn đề sống còn đối với việc quản lý nguồn nước trong lưu vực. Hiện nay, quản lý sông theo kiểu địa phương nào biết địa phương đó, ngành nào biết ngành đó, xả thải ô nhiễm, lấn lấp sông vô tội vạ…” - ông Trân nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo