xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh chấp vùng giáp ranh

Quang Nhật - Quỳnh Châu

Hàng trăm người dân ở khu vực tranh chấp địa giới hành chính phải sống trong cảnh thiếu đất sản xuất, giấy tờ nhà đất không được cấp

Sau năm 1975, nhiều người dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến khu đất thuộc xã Phong Thu và Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế sinh sống. Gần 40 năm trôi qua, hàng trăm hộ dân này vẫn sống trong tình cảnh đất ở bên này mà người của bên kia.

Ngày 22-11-1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về việc giải quyết ranh giới tranh chấp giữa 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị. Theo đó, Thừa Thiên - Huế chuyển giao xã Hồng Thủy (huyện A Lưới) về huyện Đakrông (Quảng Trị) và Quảng Trị bàn giao các thôn Tân Lập, Phú Xuân, Phú Kinh Thượng và một nửa thôn Câu Nhi Phường (thuộc xã Hải Chánh của huyện Hải Lăng) cho Thừa Thiên - Huế.

Ông Nguyễn Tri, Trưởng Phòng Xây dựng chính quyền Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết trung ương và 2 tỉnh họp nhiều lần và cũng đã thực địa nhưng bế tắc vì chính quyền và người dân xã Hồng Thủy không chịu về huyện Đakrông, dân của một nửa thôn Câu Nhi Phường cũng không muốn về Thừa Thiên - Huế. Hậu quả là hàng trăm người dân ở khu vực tranh chấp địa giới giữa 2 tỉnh sống trong cảnh thiếu đất sản xuất, giấy tờ nhà đất không được cấp. Thôn Phú Kinh Thượng có trên 40 hộ dân với gần 300 nhân khẩu nhưng diện tích đất đai chưa tới 5 ha.

 

Khu vực đỉnh đèo Hải Vân giáp ranh giữa TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi từng nảy sinh tranh luận giữa 2 địa phương về quyền quản lý Ảnh: HOÀNG DŨNG
Khu vực đỉnh đèo Hải Vân giáp ranh giữa TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi từng nảy sinh tranh luận giữa 2 địa phương về quyền quản lý Ảnh: HOÀNG DŨNG

 

Ông Phan Hữu Xuấn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị, cho biết ngày 15-10-2013, Bộ Nội vụ có dự thảo tờ trình và lấy ý kiến của 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế về việc chuyển những hộ dân ở xã Hồng Thủy, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) sang xâm canh xâm cư ở vùng đất xã A Bung, huyện Đakrông (Quảng Trị) về Thừa Thiên - Huế quản lý. Ngày 30-9-2013, tại cuộc họp với Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã kết luận không đồng tình với dự thảo tờ trình trên và đề nghị thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã nêu trên. “Chúng tôi đang chờ Chính phủ và các bộ, ngành trung ương giải quyết” - ông Xuấn nói.

Vùng giáp ranh của Thừa Thiên - Huế với TP Đà Nẵng cũng đang dấy lên sự tranh cãi khi mới đây, Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp trên diện tích 200 ha phía Nam núi Hải Vân. Ngay sau đó, phía TP Đà Nẵng khẳng định Thừa Thiên - Huế vi phạm hiện trạng vùng tranh chấp. Trong khi  đó, ông Tri cho rằng Thừa Thiên - Huế không sai vì lâu nay họ vẫn quản lý khu vực này với đầy đủ cơ sở. Để chứng minh, ông Tri dẫn chứng rất nhiều bản đồ từ thời Pháp thuộc cho đến nay đều cho thấy địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên - Huế bao gồm cả khu vực trên. Theo đó, bản đồ Đà Nẵng Việt Nam, Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế biên hội năm 1954 dựa theo tài liệu của Pháp năm 1941, 1942 do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng in năm 1970; bản đồ Việt Nam, Bình Trị Thiên - Quảng Nam - Đà Nẵng do Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam in lần thứ nhất năm 1982… đều khẳng định khu vực trên thuộc sự quản lý của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Được biết, khu vực tranh chấp giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng tại rừng Hải Vân rộng khoảng 800 ha. Việc tranh chấp này được trình lên Thủ tướng Chính phủ vào năm 1996. Trung ương đã làm việc với 2 địa phương này nhiều phiên nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo