xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trên rải thảm, dưới rải đinh

Phương Nhung

Chủ trương thu hút đầu tư đang bị vô hiệu hóa bởi nạn nhũng nhiễu, vòi vĩnh. Mời gọi đầu tư nhưng trên rải thảm, dưới rải đinh; nhà đầu tư đi trên thảm nhưng vẫn nhức nhối vì hàng đinh ở dưới

Ngày 1-4, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020.

Chim chưa kịp đậu, bắt nhậu hết

Đại biểu (ĐB) Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cho rằng trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020, cần tiếp tục kiên định mục tiêu ưu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài cần tiếp tục giám sát thận trọng kết hợp với chính sách tài khóa thắt chặt; bội chi ngân sách kéo về dưới 4% tổng sản phẩm quốc nội. Đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản vay ODA; tiếp tục cải cách hành chính theo hướng tinh gọn bộ máy…

Theo ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước), báo cáo cần xem lại việc đánh giá tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý. “Phải chấp nhận nợ công ngày càng cao để duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chỉ hợp lý khi sự tăng trưởng đó xuất phát từ chính sức mạnh nội lực của nền kinh tế” - ông Hùng phân tích. Cho rằng cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng có sự chuyển biến rất chậm chạp, ông Hùng đề nghị 5 năm tới, Chính phủ cần phải có những giải pháp tích cực và kiên quyết hơn.

 

Ông Lê Như Tiến cho rằng những chủ trương, chính sách đầu tư đang bị khâu thực hiện vô hiệu hóa Ảnh: Nguyễn Nam
Ông Lê Như Tiến cho rằng những chủ trương, chính sách đầu tư đang bị khâu thực hiện vô hiệu hóa Ảnh: Nguyễn Nam

 

Đề cập vấn đề tạo lập môi trường đầu tư “trong sạch”, ông Lê Như Tiến -  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - cho rằng những chủ trương, chính sách tốt đẹp, thông thoáng đang bị khâu thực hiện vô hiệu hóa. Nhiều nơi làm khó các nhà đầu tư như cắt điện, cắt nước, dựng rào chắn cổng; một số người thi hành công vụ vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn, đòi tiền lót tay, tiền bôi trơn… làm doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng. “Có ĐB phải thốt lên đất lành chim đậu nhưng chim chưa kịp đậu đã nhậu hết chim. Mời gọi các nhà đầu tư nhưng trên rải thảm, dưới rải đinh; các nhà đầu tư tuy đi trên thảm nhưng vẫn nhức nhối vì hàng đinh ở dưới” - ông Tiến ví von.

Làm được 2 việc, dân không bao giờ quên

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) nhất trí với đánh giá báo cáo của Chính phủ là tình hình phức tạp, căng thẳng trên biển Đông đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển KT-XH của đất nước. “Hàng ngàn năm qua, ông cha ta giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhờ bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, báo cáo cần bổ sung: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, động viên lòng yêu nước của đồng bào trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền trong sự nghiệp xây dựng đất nước” - ĐB Nghĩa đề xuất.

Trong khi đó, ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) bày tỏ sự ngạc nhiên khi trong tất cả các báo cáo của Chính phủ, của các cơ quan hữu quan đều đánh giá: Chúng ta bảo đảm chủ quyền biển Đông. “Báo cáo nói rằng bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia; trong khi đó, người ta lấn đảo ngầm, đảo nổi, xây sân bay, đưa máy bay tiêm kích, o ép dân, cướp bóc và thậm chí là giết chóc… Tôi cố gắng ép ý nghĩ của mình đồng thuận với đánh giá nhưng nói thật là tôi ép không nổi” - ông Lai nói.

Nhìn nhận chủ quyền quốc gia đang bị xâm phạm nghiêm trọng, ông Lai đề nghị cần có sự đánh giá đúng về vấn đề này để có thể đề ra các chủ trương, kế sách đúng đắn. “Với các đồng chí sắp tới đảm nhận nhiệm vụ mới, tôi mong muốn các đồng chí làm được 2 vấn đề. Một là, chống cho được tham nhũng; hai là, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chỉ cần làm được 2 điều đó thì nhân dân sẽ không bao giờ quên” - ĐB Lê Văn Lai nhắn nhủ.

 

Phải quyết tâm chống tham nhũng

ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng cần nhận thức tham nhũng, lãng phí là mối nguy đến sự hưng thịnh của quốc gia bởi tham nhũng không dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà lan rộng sang các lĩnh vực nhạy cảm khác như chính sách, cán bộ; không còn đơn lẻ mà có những mối liên kết vững chắc, trở thành một thông lệ ở một số ngành. “Tôi mong rằng Thủ tướng Chính phủ mới khi nhậm chức lần này cần có lời tuyên hệ và thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng, lãng phí một cách mạnh mẽ” - ông Hùng đề nghị.

 

Không ăn thì chết, ăn thì bệnh!

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh như vậy khi nói về công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Bà nhấn mạnh: “Không ăn thì không thể tồn tại; ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”. Theo bà Nga, sự chia cắt và thiếu phối hợp trong quản lý dẫn đến tình trạng khi có vụ việc xảy ra, ai cũng khẳng định mình làm đúng quy trình và cuối cùng không quy được trách nhiệm. Bà kiến nghị QH giám sát tối cao việc chấp hành pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ngay tại kỳ họp thứ 2 QH khóa XIV.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết 5 tháng qua, đã lấy gần 6.000 mẫu phân tích và kết quả số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ  thực vật vượt mức cho phép là 5,17%; số mẫu thịt có dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm vượt mức cho phép 1,92%. “Như vậy là đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn…” - ông Phát trấn an.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo