xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triển lãm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

Tin - ảnh: C. Nguyên

(NLĐO) - Triển lãm khai mạc sáng 6-1, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.


	Bản đồ Trung Quốc thể hiện phần cực Nam chỉ đến đảo Hải Nam xuất bản năm 1851

Bản đồ Trung Quốc thể hiện phần cực Nam chỉ đến đảo Hải Nam xuất bản năm 1851

 

Triển lãm trưng bày 6 nhóm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam gồm: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt nhà nước Việt Nam đương thời, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; Phiên bản các văn bản hành chính của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ năm 1975 đến nay; Một số tư liệu, ấn phẩm của phương Tây biên soạn; Một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này từ năm 1930 đến 1974; 65 bản đồ chứng minh chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam và phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay.

 


	Bản đồ Đông Ấn xuất bản năm 1736 không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc 

Bản đồ Đông Ấn xuất bản năm 1736 không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc 

 


	Bản đồ Trung Hoa gồm 18 tỉnh không có Hoàng Sa và Trường Sa xuất bản năm 1901

Bản đồ Trung Hoa gồm 18 tỉnh không có Hoàng Sa và Trường Sa xuất bản năm 1901

 

Đặc biệt có 4 tập bản đồ và 30 bản đồ do nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử thể hiện Trung Quốc không hề liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 


	Bản đồ xứ Quảng Nam trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư soạn đời Chính Hòa (1680 – 1705) triều Lê có ghi địa danh Bãi Cát Vàng ở ngoài khơi Quảng Ngãi

Bản đồ xứ Quảng Nam trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư soạn đời Chính Hòa (1680 – 1705) triều Lê có ghi địa danh Bãi Cát Vàng (tên gọi trước đây của Hoàng Sa) ở ngoài khơi Quảng Ngãi

Trong đó, 4 cuốn alats do nhà Thanh và Chính phủ Trung Quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (1908), Trung Quốc toàn đồ (1917), Trung Hoa bưu chính dư đồ (1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (1933) không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 


	Trong ngày khai mạc có rất nhiều du khách và người dân vào tham quan

Trong ngày khai mạc có rất nhiều du khách và người dân vào tham quan

Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về chủ quyền 2 quần đảo này, Ban tổ chức cũng đã bố trí cán bộ hướng dẫn, phiên dịch tiếng Ê- Đê cho đồng bào trong suốt thời gian diễn ra triển lãm (từ nay đến hết ngày 12-1).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo